Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển, nhiều DN chuyển hướng đầu tư KHCN

author 17:51 15/08/2019

(VietQ.vn) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết hệ sinh thái khởi nghiệp hình thành và phát triển; chỉ số đổi mới sáng tạo tăng lên và nhiều doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực này.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và có bước phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết về việc thực hiện Nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 ngày 2/11/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH): Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý; tập trung xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập và cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Do đó, đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp KHCN, thúc đẩy chuyển giao và làm chủ công nghệ từ nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao trình độ thiết kế, chế tạo trong nước. Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đã hình thành và có bước phát triển.

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh Nhật Bắc

Các cấp, các ngành đã triển khai việc rà soát, kiện toàn, sắp xếp lại mạng lưới tổ chức KHCN công lập theo hướng cân đối giữa các vùng, miền và đẩy mạnh hoạt động tự chủ theo tinh thần các Nghị quyết số 18 và 19 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động KHCN.

Nhiều doanh nghiệp lớn chuyển hướng đầu tư cho KHCN

Hoạt động của các Quỹ trong lĩnh vực KHCN tiếp tục được đẩy mạnh, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Tập trung triển khai thực hiện các chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, dự án KHCN quy mô lớn và 13 dự án hỗ trợ phát triển ngành cơ khí trong nước; mang lại hiệu quả thiết thực đối với ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, góp phần nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo dây chuyền đồng bộ ngành cơ khí.

Tiềm lực KHCN quốc gia được củng cố, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KHCN trong từng giai đoạn. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Việt Nam như Viettel, VNPT, Vingroup, TH, Thaco... đang chuyển hướng tích cực đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, khởi nghiệp, sáng tạo, thành lập viện nghiên cứu, trường đại học của doanh nghiệp.

Chính thức khởi động chương trình thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính
 (VietQ.vn) - Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam (Chương trình FCV) lần thứ hai vừa chính thức được khởi động (thời gian dự kiến kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11/2019).

Đẩy nhanh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Về thực hiện Thông báo số 1672/TB-TTKQH ngày 09/4/2018 của Tổng Thư ký Quốc hội: Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo, đẩy nhanh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển thị trường KHCN;

 
Ban hành các chính sách cụ thể để hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tăng cường kết nối giữa viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư và các khu công nghệ cao; đẩy mạnh hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực công nghệ cao. Tập trung xây dựng Chương trình trọng điểm cấp quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát nhập khẩu công nghệ, thiết bị đã qua sử dụng, xử lý nghiêm vi phạm.
 

Quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ KHCN. Nâng cao hiệu quả chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ KHCN; chú trọng thu hút trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài. Quan tâm phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KHCN. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với trên 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực; là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KHCN; mạng lưới đại diện KHCN được xây dựng, hoạt động hiệu quả tại nhiều quốc gia đã giúp nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu phát triển kinh tế số ở Việt Nam, tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chỉ số đổi mới sáng tạo liên tục được cải thiện

Nhờ việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, năm 2019 tăng 3 bậc so với năm 2018, lên xếp thứ 42/129 quốc gia, vùng lãnh thổ; tăng 17 bậc so với năm 2016; đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp. Số bài báo quốc tế giai đoạn 2014-2018 tăng gấp 2 lần, từ 4.071 lên 8.821 bài.

Để phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn và các cam kết quốc tế, Chính phủ kiến nghị UBTVQH trình Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 việc xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) và xem xét, bổ sung các quy định về doanh nghiệp KHCN được hưởng ưu đãi sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất; ưu tiên thuê đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao; vay vốn tín dụng ưu đãi...

 Thúy Ngân

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang