Bỏng nặng do điện thoại đang sạc phát nổ, dấu hiệu nhận biết để tránh thương tích
Sử dụng smartphone xách tay của Trung Quốc có nguy cơ bị theo dõi, lộ thông tin cá nhân
Thói quen sử dụng sai lầm khiến điện thoại bị nóng bất thường
Nguy cơ bị tấn công mạng khi dùng cáp sạc điện thoại nơi công cộng
Theo đại diện Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang), khi nhập viện, tay và đùi phải của bệnh nhân chảy nhiều máu, đau đớn, hoảng loạn. Các y bác sĩ sơ cứu, rửa và điều trị vết thương. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, được chuyển đến khoa Ngoại Chấn thương nhưng việc phục hồi cần nhiều thời gian.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang sạc. Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ nhỏ sử dụng điện thoại, đặc biệt khi các em ở nhà một mình. Đối với nạn nhân bị chấn thương do điện thoại phát nổ khi sạc, cần nhanh chóng ngắt nguồn thiết bị để tránh điện giật. Băng bó vết thương, bất động chi và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Theo các chuyên gia đến từ Cellphones, điện thoại phát nổ trong khi sử dụng hay sạc pin cực kỳ nguy hiểm, dễ gây thương tích, để lại hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng hoặc những người ở gần khu vực phát nổ nhất là đối với trẻ em khi hiện nay.
Vết thương tay phải và đùi phải bệnh nhân sau khi điện thoại phát nổ. Ảnh: VnExpress
Điện thoại phát nổ do rất nhiều nguyên nhân như: Sạc pin qua đêm; Vừa sạc vừa sử dụng; Mua điện thoại từ cửa hàng không uy tín; Linh kiện điện thoại bị hỏng; Điện thoại va đập mạnh; Sử dụng điện thoại dưới mưa; Bảo quản điện thoại trong điều kiện ẩm thấp, không thông thoáng; Thiết bị sạc không phù hợp; Điện thoại bị nóng nhanh bất thường; Lỗi từ nhà sản xuất...
Cũng theo các chuyên gia, rất nhiều dấu hiệu cảnh báo điện thoại có thể phát nổ người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý để tránh thương tích xảy ra.
Điện thoại nóng nhanh khi sạc pin
Rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra trong lúc điện thoại đang cắm sạc. Trong trường hợp điện thoại quá nóng khi sạc pin, hãy rút sạc ra ngay rồi tìm cách giải quyết.
Điện thoại nóng lên bất thường khi sử dụng
Nếu không sử dụng hay tác động gì đến điện thoại, hoặc chỉ vừa thực hiện một vài tác vụ đơn giản mà điện thoại đã nóng lên bất thường thì đây có thể là dấu hiệu điện thoại sắp phát nổ.
Pin điện thoại bị phồng lên
Sau thời gian sử dụng, nếu thấy pin điện thoại to lên, phồng lên, đó là dấu hiệu của việc pin kém chất lượng, xuống cấp, dễ gây ra tình trạng cháy nổ trong quá trình sử dụng.
Sạc pin điện thoại rất chậm, lâu đầy pin
Nếu nhận thấy hiện tượng cắm sạc điện thoại đã lâu nhưng pin không đầy, có thể điện thoại đã gặp trục trặc về dắc cắm hoặc về pin.
Cách phòng tránh cháy nổ, nổ pin điện thoại
Việc sạc pin và sử dụng điện thoại cùng lúc sẽ làm điện thoại nóng lên cực nhanh, ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, thậm chí dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ điện thoại. Vì thế, trong khi sạc pin, hãy để điện thoại được “nghỉ ngơi” và nạp năng lượng cho lần sử dụng tiếp theo.
Sử dụng bộ sạc chính hãng, phù hợp với điện thoại: Những bộ sạc kém chất lượng, không đáp ứng đúng, đủ tiêu chuẩn dành cho điện thoại sẽ gây lỗi pin hoặc cung cấp dòng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của máy. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng hỏng hóc, thậm chí pin phát nổ sau thời gian sử dụng. Nên sử dụng bộ sạc chính hãng đi kèm máy hoặc sử dụng bộ sạc từ những hãng uy tín, phù hợp với thông số của điện thoại để máy không bị quá nhiệt hoặc gặp lỗi khi sạc.
Bảo quản và sử dụng điện thoại ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để điện thoại ở nơi ẩm thấp hoặc sạc điện thoại trên chăn, nệm, những vật dễ cháy, tránh tình trạng điện thoại bị quá nhiệt, dễ phát nổ. Đồng thời, không nên sử dụng điện thoại dưới mưa, vì nước mưa dễ dính vào các linh kiện bên trong và khiến điện thoại phát nổ.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay Để phù hợp với thực tế và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, cần thiết phải xây dựng quy chuẩn mới QCVN 101:2020/BTTTT (sửa đổi QCVN 101:2016/BTTTT) để quản lý pin lithium cho thiết bị cầm tay gồm: pin lithium cho điện thoại di động, pin lithium cho máy tính bảng, pin lithium cho máy tính xách tay. Ngày 09/7/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 15/2020/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay. Về quy định kỹ thuật: QCVN quy định các chỉ tiêu như: Yêu cầu về các điện cực; Yêu cầu về cảm quan; Yêu cầu về ký hiệu và nhãn mác; Yêu cầu đối với tế bào; Yêu cầu về các đặc tính điện; Yêu cầu về đặc tính an toàn; Yêu cầu về dung sai thông số đo; Phương pháp đo đặc tính điện; Về phương thức quản lý và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân: Pin lithium thuộc phạm vi điều chỉnh phải tuân thủ các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này. QCVN quy định chỉ tiêu về đặc tính an toàn (điều 2.6) phải thực hiện bởi phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, hoặc phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận. Đối với chỉ tiêu khác, đặc biệt chỉ tiêu về các đặc tính điện (điều 2.5) do thời gian đo kéo dài và phá hủy thêm nhiều mẫu đo nên QCVN quy định để cho phép doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng kết quả đo kiểm/thử nghiệm của phòng thử nghiệm trong nước được chỉ định, hoặc phòng thử nghiệm ngoài nước được thừa nhận, hoặc các phòng thử nghiệm trong nước và ngoài nước được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025, hoặc kết quả đo kiểm/thử nghiệm của nhà sản xuất. Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về công bố hợp quy theo các quy định hiện hành. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2016/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay”. Thông tư số 15/2020/TT-BTTTT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về pin lithium cho thiết bị cầm tay có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021. |
An Dương (T/h)