Các chất cấm và bị hạn chế sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm?

authorLan Ninh 11:04 18/01/2017

(VietQ.vn) - Công văn của Cục Quản lý Dược nêu rõ các mỹ phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chưa đáp ứng quy định mới được cấp phép lưu hành trên thị trường đến hết 30/11/2016.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Cơ sở pháp lý:

- Hiệp định về hệ thống hòa hợp Asean trong quản lý mỹ phẩm;

- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;

- Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

- Thông tư 06/2011/TT-BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm do Bộ Y tế ban hành

- Công văn 6577/QLD-MP năm 2015 cập nhật quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm do Cục Quản lý Dược ban hành.

- Công văn 13884/QLD-MP năm 2015 về đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm mỹ phẩm do Cục Quản lý Dược ban hành.

- Công văn số 6959/QLD- MP ngày 29/04/2016 của Cục Quản lý Dược về cập nhật qui định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm.

Các chất cấm và bị hạn chế sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm?

 Các chất cấm và bị hạn chế sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm? Ảnh minh họa

Mục 1 Công văn 6577/QLD-MP quy định: 1. Cục Quản lý Dược đăng tải các Phụ lục về thành phần các chất sử dụng dùng trong mỹ phẩm (Bản cập nhật mới nhất) và Kết quả kỳ họp Hội đồng mỹ phẩm ASEAN lần thứ 21 trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (website: www.dav.gov.vn, mục Quản lý mỹ phẩm). Bao gồm các Phụ lục: Phụ lục chất không được dùng trong mỹ phẩm (Annex II), Phụ lục các chất dùng trong mỹ phẩm có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng (Annex III), Phụ lục các chất màu dùng trong mỹ phẩm (Annex IV), Phụ lục các chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm (Annex V), Phụ lục các chất lọc tia tử ngoại (Annex VI).

Trong đó, quy định cụ thể một số chất sử dụng trong mỹ phẩm như sau:

- Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối (tham chiếu 12a Annex V) được phép dùng riêng lẻ với nồng độ tối đa 0,14% (tính theo acid), và dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid).

Thời hạn áp dụng quy định đối với Butylparaben và các muối, Propylparaben và các muối (tham chiếu 12a Annex V) nêu trên: Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập khẩu đến hết ngày 31/12/2015; Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu được chỉ phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/6/2016.

- 05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào Annex II (các chất không được dùng trong mỹ phẩm).

Thời hạn áp dụng quy định đối với 05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) nêu trên: Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu có chứa các thành phần này chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015.

- Các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V): Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%; Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm.

Thời hạn áp dụng quy định đối với Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V) nêu trên: Thời hạn công bố đối với các sản phẩm mới sản xuất trong nước, nhập khẩu đến hết ngày 01/7/2015; Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30/4/2016.

Điều kiện được xét giảm thuế thu nhập cá nhân(VietQ.vn) - Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế thu nhập cá nhân.

Ngày 29/4/2015, Cục Quản lý dược ban hành Công văn số 6959/QLD- MP:

“Theo đó, nhằm triển khai quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm của ASEAN và việc áp dụng của các quốc gia thành viên ASEAN, Cục Quản lý Dược thông báo quy định về sử dụng hỗn hợp Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) dùng trong mỹ phẩm như sau:

- Hỗn hợp Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse- off products) với nồng độ không quá 0,0015%.

- Hỗn hợp Methylcholorothiazolinone và Methylisothiazolineone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 không được dùng thêm thành phần Methylisothiazolineone  trong một sản phẩm mỹ phẩm.”

Trong công văn, Cục Quản lý Dược có nêu rõ rằng các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chưa đáp ứng quy định mới nêu trên được cấp phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/11/2016.

Như vậy, theo quy định của các công văn trên thì các chất được nêu trên chỉ được phép lưu hành đến 30/11/2016. Bắt đầu từ ngày 30/11/2016 sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường nếu không đáp ứng được quy định nêu trên.

Luật sư Trịnh Anh Dũng

Văn phòng luật sư Trịnh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang