Cẩn trọng với chứng 'trúng độc vải' nếu ăn không đúng cách

author 19:49 26/05/2017

(VietQ.vn) - Qủa vải là một trong những loại quả rất ngon trong mùa hè và được nhiều người đặc biệt ưa thích. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng "trúng độc vải".

Hiện nay quả vải đang vào mùa nên được bán rất nhiều trên thị trường. Do đầu mùa nên giá mỗi kg vải có giá bán dao động từ 30.000/kg đến 50.000/kg. Dù giá hơi "chát" nhưng vẫn được nhiều người chuộng do là loại quả ngọt dễ ăn.

Theo chị Nguyễn Thị Tâm (bán hàng tại khu vực chợ Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Vào đầu vụ, giá vải đắt lại chua nên mỗi ngày chị chỉ bán được khoảng hơn 30kg một ngày. Nhưng hiện đang vào mùa chính nên một ngày tôi bán được đến gần 80kg".  Chị Tâm cũng nhận xét, quả vải là quả dễ bán, nhiều người ưa chuộng, vào chính vụ nhiều người mua cả chục cân để sấy khô dùng dần.

Cẩn trọng với chứng 'trúng độc vải' nếu ăn không đúng cách

Qủa vải có tính nóng nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ảnh minh họa 

Nói tới quả vải, các chuyên gia dinh dưỡng từng khẳng định, trong quả vải có chứa hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C rất phong phú nên ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Theo Đông y, quả vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, tráng dương, tiêu thũng….

Tuy nhiên, vải là loại quả có tính nóng nên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nhất là đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, nếu ăn nhiều vải có thể làm rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, dẫn đến chứng “say vải” khiến người ăn cảm thấy khó chịu.

Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra bệnh mất trí nhớ (VietQ.vn) - Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc các động mạch não bị thu hẹp lại. Khi các động mạch của não bị ảnh hưởng thì có thể dẫn đến bệnh mất trí nhớ.

Cho biết thêm về tác hại khi ăn nhiều quả vải, bác sỹ Đông y Tăng Văn Chiến (nhà thuốc Đông y Minh Chiến) phân tích: "Do trong cùi vải có nhiều đường glucoza nên nếu ăn một lúc khoảng từ 500g trở lên, một lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu-chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết Insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống gây ra phản ứng đường máu thấp dẫn đến các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt...

Ngoài ra, theo bác sĩ Chiến, còn có thể bị "trúng độc vải" do loài nấm độc Candida trophicalis trú ngụ ở núm những quả vải bị giập nát, ủng thối gây ra. Khi bị ngộ độc vải do nấm Candida người bệnh thấy nôn nao, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp cao; một số người cảm thấy ớn lạnh, rùng mình, có biểu hiện sốt, đau đầu, uể oải, đau nhức khớp vùng lưng và thắt lưng, đau quặn vùng hố chậu trái, đau vùng thượng vị..."

Do đó, theo các sỹ Chiến, khi ăn vải mỗi lần không nên ăn quá nhiều, người lớn chỉ ăn khoảng 10 quả, trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần. Những người mắc bệnh táo bón, nhiệt, đái tháo đường... càng không nên ăn nhiều quả vải.

Để tránh bị chứng "trúng độc vải", khi chọn mua vải nên chọn những quả to, đều màu, còn cuống và cuống tươi, tránh mua những quả rụng từ chùm vải hay những quả vải rời. Trước khi ăn ta nên ngâm vào nước muối loãng. Khi bị ngộ độc vải, lấy 7-10 lát gừng và ít gạo rang cháy đem nấu với nước, pha thêm chút muối và đường, để nguội rồi uống nước, hoặc có thể chống nhiễm trùng đường tiêu hóa bằng cách rửa sạch một nắm búp ổi non, nhai với ít muối. Đặc biệt, người bị ngộ độc vải không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của thầy thuốc.

Ninh Lan

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang