Chương trình công nhận tổ chức chứng nhận Quản lý rừng bền vững

author 06:23 28/06/2020

(VietQ.vn) - Hiện nay, Văn phòng Công nhận Chất lượng là một trong ba cơ quan độc lập cấu thành nên hệ thống VFCS, có vai trò hỗ trợ Văn phòng Chứng chỉ rừng trong việc xác nhận năng lực các tổ chức chứng nhận, góp phần đảm bảo độ tin cậy và nâng cao giá trị của hoạt động chứng nhận.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

 

Bối cảnh ra đời hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Rừng là nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị to lớn cho sự phát triển của đất nước ta. Trong nhiều năm qua, ngành lâm nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng và có tác động lớn đối với các mặt kinh tế – xã hội – môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước.

Để phát huy vai trò và ý nghĩa của nguồn tài nguyên rừng, quản lý và phát triển rừng bền vững được xác định là yếu tố then chốt. Vì vậy, “Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020” đã đặt ra mục tiêu: Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia.

Để đạt được mục tiêu trên, ngày 01/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1288/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng”, trong đó có việc thành lập Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS). Hệ thống được duy trì và vận hành bởi Văn phòng Chứng chỉ rừng (trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp) theo nguyên tắc hoạt động và ra quyết định độc lập giữa các bên tham gia, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế PEFC.

Sự tham gia của Văn phòng Công nhận Chất lượng

Với bề dày kinh nghiệm 25 năm hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng và lợi thế là thành viên ký Thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức công nhận khu vực và quốc tế như Tổ chức công nhận châu Á – Thái Bình Dương (APAC), Tổ chức Công nhận các phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC) và Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), Văn phòng Công nhận Chất lượng đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chứng chỉ rừng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển hệ thống VFCS. Hiện nay, Văn phòng Công nhận Chất lượng là một trong ba cơ quan độc lập cấu thành nên hệ thống VFCS, có vai trò hỗ trợ Văn phòng Chứng chỉ rừng trong việc xác nhận năng lực các tổ chức chứng nhận, góp phần đảm bảo độ tin cậy và nâng cao giá trị của hoạt động chứng

Để đảm bảo thực hiện tốt vai trò quan trọng đó, các hoạt động đánh giá, công nhận của Văn phòng Công nhận Chất lượng luôn được thực hiện chặt chẽ, tuân thủ nguyên tắc khách quan, bảo mật và không phân biệt đối xử. Các hoạt động từ khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ, đánh giá tại văn phòng của tổ chức chứng nhận, đánh giá chứng kiến cho đến khâu thẩm xét và ra quyết định đều được thực hiện độc lập bởi những nhân sự có năng lực. Đây cũng là giá trị cốt lõi và nền tảng cơ bản của mọi chương trình công nhận do Văn phòng Công nhận Chất lượng cung cấp.

Những định hướng tiếp theo

Vào tháng 5/2019 vừa qua, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức PEFC. Các hoạt động đánh giá của PEFC đối với hệ thống VFCS vào đầu năm 2020 cũng đạt kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống VFCS đạt được thừa nhận của PEFC trong tương lai không xa.

Với những lý do trên, nhu cầu chứng nhận quản lý rừng bền vững có tiềm năng phát triển rất lớn. Buổi hội thảo trực tuyến do Văn phòng Chứng chỉ rừng phối hợp với PEFC và Văn phòng Công nhận Chất lượng tổ chức vào ngày 14/5/2020 vừa qua đã thu hút sự tham gia của hơn 10 tổ chức chứng nhận – một con số ấn tượng đối với một chương trình chứng nhận mới ra đời không lâu.

Để phát huy những kết quả đã đạt được, Văn phòng Công nhận Chất lượng sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt vai trò của mình, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chứng chỉ rừng và các tổ chức chứng nhận trong việc vận hành và phát triển hệ thống VFCS, qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững mà Chính phủ đã đề ra.

Chứng nhận sản phẩm: ‘Hộ chiếu thương mại’ giúp hàng hóa xuất khẩu vượt rào kỹ thuật (VietQ.vn) - Hàng rào kỹ thuật từ các thị trường Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… đang đặt ra thách thức mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.

Văn phòng Công nhận Chất lượng - BOA

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang