"Có bằng lái xe không chính chủ không bị phạt"

author 15:48 13/11/2012

(VietQ.vn) - Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cho rằng: "Xe mượn hoặc thuê mà có đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì không bị xử phạt. Thí dụ, một gia đình có một xe, bốn người cùng có bằng thì cả bốn người đó đều có thể sử dụng xe và không bị xử phạt. Lực lượng chức năng chỉ tiến hành lập biên bản xử lý xe đã mua bán mà không sang tên đổi chủ".

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên – Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) cho biết: "Hiện các Bộ Ngành liên quan đang nghiên cứu, xem xét giảm phí sang tên đổi chủ phương tiện xuống chỉ còn 1 đến dưới 1%. Hơn nữa, quy định này có từ năm 1995".
 
Theo Thiếu tượng Nguyễn Văn Tuyên, Nghị định 71 chỉ là nghị định điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị định 34 chứ không phải thay thế hoàn toàn. Mục tiêu của Nghị định 71 theo chỉ đạo của Chính phủ là phải tăng mức phạt một số nhóm hành vi có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông cao như: phóng nhanh vượt ẩu, điều khiển phương tiện trong khi nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định, mua bán xe không sang tên đổi chủ, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm,…Quy định mức xử phạt hành chính của Nghị định 34 chưa cao, chưa đủ sức răn đe nên tình trạng vi phạm giao thông vẫn còn phổ biến. Chẳng hạn như tình trạng điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm; mua bán xe không sang tên đổi chủ. Để lập lại trật tự, đủ sức dăn đè, giáo dục, Chính phủ, các bộ ban ngành đã kiến nghị và sửa đổi Nghi định 34 thành Nghị định 71 với việc tăng mức phạt.
 
“Quy định người mua bán, chuyển nhượng phương tiện giao thông đã có từ năm 1995. Gần đây nhất là Nghị định 33, 34, rồi Thông tư 36 của Bộ Công an đã quy định chi tiết việc sang tên đổi chủ như sau: Người bán xe phải trực tiếp thông báo việc bán xe cho Cảnh sát giao thông địa phương. Trong vòng một tháng, người bán và người mua phải có trách nhiệm sang tên đổi chủ. Nếu sau thời gian đó mà không thực hiện thì phải phạt theo tinh thần NĐ 71” – Thiếu tướng Tuyên cho hay.
Tướng Nghị trong buổi họp báo
Tướng Nghị trong buổi họp báo
 
Nói về quy định xử phạt phương tiện không chính chủ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt cho rằng: "Xe mượn hoặc thuê mà có đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì không bị xử phạt. Thí dụ, một gia đình có một xe, bốn người cùng có bằng thì cả bốn người đó đều có thể sử dụng xe và không bị xử phạt. Lực lượng chức năng chỉ tiến hành lập biên bản xử lý xe đã mua bán mà không sang tên đổi chủ".
 
Tác dụng của việc sang tên đổi chủ, Thiếu tướng Tuyên cho rằng: “Nếu các phương tiện giao thông sau khi mua bán không tiến hành sang tên, đổi chủ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông, án hình sự; thất thu thuế của Nhà nước,…Bên cạnh đó, xã hội ngày càng một văn minh, không thể lúc nào cũng khư khư cử lực lượng chức năng trực chốt. Thời gian tới, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lắp đặt camera và xử phạt nguội. Việc phương tiện giao thông đứng tên chính chủ sẽ tạo thuận lợi cho công tác xử phạt này”
 
Khi đưa ra câu hỏi, có phải tăng mức phạt và bắt buộc sang tên đổi chủ để tăng ngân sách cho Nhà nước hay không? Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên khẳng định: Những sửa đổi tăng mức xử phạt và bắt buộc sang tên đổi chủ trong nghị định 71 không phải nhằm tăng ngân sách cho nhà nước. Quan trọng nhất ở đây là nhằm răn đe, giáo dục để người dân chấp hành luật tốt hơn, giảm tai nạn giao thông và tăng hiệu lực quản lý nhà nước cho các cơ quan thực thi pháp luật”.
 
Khi đặt ra giả thiết về vấn đề, nếu người lái xe không chính chủ bị bắt mà họ khai rằng mượn của bạn, người thân trong gia đình hoặc người quen thì xử lý như thế nào?
 
Trước câu hỏi này, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH (Bộ Công an) cho rằng: “Sau một ngày triển khai nghị định 71, tại Hà Nội có 58 trường hợp vi phạm nghị định 71 bị xử lý, không có trường hợp nào là điều khiển xe không chính chủ bị xử phạt. Sáng 11/11, chúng tôi đã có công điện số 141 gửi công an các địa phương về vấn đề này. Công điện ghi rõ, trong thời gian mới triển khai quy định về xử phạt xe không chính chủ, nếu người điều lái xe khai là xe mượn thì tạm thời không xử phạt”.
 
Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cho hay: “Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện là phải thành thật khai báo. Nếu khai báo dối khi điều tra ra sẽ bị phạt nặng hơn. Chỉ cần hỏi giấy tờ của người cho mượn, CMTND, số điện thoại của người cho mượn…là đã có thể biết có mượn hay không”.
 
Nói về việc cần phải sang tên đổi chủ sau khi mua bán, chuyển nhượng, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cho biết có rất nhiều lí do cần phải thực hiện, như: “Thứ nhất là hiện nay, có khoảng 40% trong tổng số phương tiện đang lưu hành đã mua bán, chuyển nhượng nhưng không chấp hành việc sang tên, đổi chủ, gây thất thoát ngân sách của Nhà nước và gây khó trong công tác quản lý. Hai là người dân phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước sau khi mua bán xe. Ba là trách nhiệm chịu hậu quả mà các vụ tai nạn giao thông gây ra”.
 
Về kế hoạch xử lý các trường hợp không chấp hành làm thủ tục sang tên đổi chủ, Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị tiết lộ, lực lượng chức năng sẽ xử phạt thông qua quá trình tuần tra, kiểm tra và qua các vụ tai nạn giao thông.

Trần Lê - Mai Anh Tuân
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang