Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị những gì khi kiểm tra?

author 16:06 30/08/2017

(VietQ.vn) - Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm sẽ kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở; nội dung ghi nhãn, kiểm định định kỳ sản phẩm,...

Độc giả MInh Tú (Hoàng Mai, Hà Nội): Tôi có một cơ sở sản xuất thực phẩm, vậy khi có đoàn kiểm tra tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì và những nội dung sẽ kiểm tra là những gì?

Đoàn thanh tra Bộ Y tế kiểm tra về an toàn Thực phẩm tại các cơ sở sản xuất tại xã La Phù (Hà Nội). Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Trả lời:

Theo Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Nội dung kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại Khoản 1 Điều 6. Nội dung kiểm tra gồm: 

1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) vàtương đương;

2. Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;

Sử dụng điện thoại di động trong thời tiết xấu có thể bị sét đánh tử vong?(VietQ.vn) - Khi sét đánh, dòng điện có thể lan truyền từ các thiết bị kim loại, nguồn điện đến con người gây thương tích hoặc có thể tử vong.

3. Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;

4. Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm: Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm; Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm); Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu); Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ninh Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang