Công nghệ tái chế chất thải hạt nhân thành ‘pin kim cương’

author 06:08 29/01/2020

(VietQ.vn) - “Pin kim cương” nhân tạo hứa hẹn cung cấp nguồn năng lượng ổn định trong thời gian lên đến hàng nghìn năm.

Ảnh: Getty Adrienne Bresnahan.
 

Nhằm tận dụng chất thải phóng xạ từ các khối than chì nhiễm xạ trong nhà máy điện hạt nhân, các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Vương quốc Anh) đã đề xuất kế hoạch tái chế chúng thành kim cương để sử dụng như một loại pin có sức bền cực lớn.

Dự kiến, trong 15 năm tới, phần lớn các nhà máy điện hạt nhân của Vương quốc Anh sẽ chấm dứt hoạt động. Nhà vật lý Tom Scott của Đại học Bristol cho biết, đó là cơ hội tốt để xây dựng những nhà máy sản xuất “pin kim cương” ngay tại chỗ, nhằm tiếp nhận và xử lý các đồng vị phóng xạ carbon-14. Đề xuất này làm giảm thiểu đáng kể tính phóng xạ của những vật liệu còn lại, đồng thời giúp công tác quản lý trở nên thuận tiện và an toàn hơn – ông phát biểu trong thông cáo báo chí.

Những khối kim cương này sản xuất ra lượng điện năng có cường độ nhỏ nhưng đủ dùng cho hàng ngàn năm. Những viên "pin kim cương" này có thể dùng trong các phi thuyền, máy trợ tim hoặc những thiết bị khác yêu cầu lượng pin siêu lâu.

Khối than chì trong một lò phản ứng hạt nhân.  

Được biết, các lò phản ứng hạt nhân tạo nhiệt độ từ những thanh uranium với lượng phóng xạ cao. Các thanh này được đặt bên trong những khối than chì để quản lý lưu lượng nhiệt cũng như phản ứng hạt nhân. Sau nhiều năm hấp thu phóng xạ, các khối than này cũng nhiễm xạ mạnh. Khi các nhà máy hạt nhân ngưng hoạt động, số than này cần được xử lý.

Các nhà khoa học tìm cách "nung" các khối than, khiến các phân tử carbon nhiễm xạ chuyển thành dạng khí. Khí này sẽ được thu lại và nén để tạo ra kim cương.

Nhà vật lý Tom Scott cũng cho biết: “Hiện tại, dự án mới chỉ đang ở giai đoạn tiên phong, và chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm loại pin này ở những điều kiện cực kỳ khắc nghiệt như đỉnh núi lửa.”

Công nghệ in 3D: Bước đột phá trong ngành công nghiệp hàng không(VietQ.vn) - Việc ứng dụng công nghệ in 3D vào sản xuất là bước tiến lớn đối với ngành công nghiệp hàng không.

Quang Tông (Theo Popularmechanics.com)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang