Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể dự đoán nguy cơ ung thư vòng 1 chuẩn xác
Ứng dụng AI, 'siêu cảng' logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho
Nhà xưởng sản xuất bao bì dược phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào theo tiêu chuẩn GMP?
Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ AI cho phép phát hiện tốt hơn các tế bào bị tổn thương và dự đoán chính xác hơn nguy cơ mắc ung thư. Nuôi cấy ba chiều các tế bào ung thư vòng 1 ở người, với ADN nhuộm màu xanh lam và một protein trong màng bề mặt tế bào nhuộm màu xanh lục.
Ung thư vòng 1 là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Năm 2022, căn bệnh này đã gây ra 670.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Hiện nay, một nghiên cứu mới từ Đại học Copenhagen cho thấy AI có thể giúp phụ nữ cải thiện việc điều trị bằng cách quét các tế bào có vẻ ngoài bất thường để đánh giá rủi ro tốt hơn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Digital Health phát hiện ra rằng công nghệ AI có khả năng dự đoán nguy cơ ung thư tốt hơn nhiều so với các tiêu chuẩn lâm sàng hiện tại để đánh giá nguy cơ ung thư vòng 1.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ AI học sâu được phát triển tại Đại học Copenhagen để phân tích các mẫu sinh thiết mô ngực từ người hiến tặng nhằm tìm kiếm dấu hiệu của các tế bào bị tổn thương, một chỉ báo về nguy cơ ung thư.
Công nghệ AI có thể chẩn đoán mắc ung thư vòng 1 chính xác. Ảnh minh họa
Phó giáo sư Morten Scheibye-Knudsen từ Khoa Y học tế bào và phân tử, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết, thuật toán là bước tiến lớn trong khả năng xác định các tế bào này của chúng tôi. Hàng triệu mẫu sinh thiết được thực hiện mỗi năm và công nghệ này có thể giúp chúng tôi xác định rủi ro tốt hơn và điều trị tốt hơn cho phụ nữ.
Bằng cách sử dụng AI học sâu để tìm kiếm các tế bào già trong sinh thiết mô, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán nguy cơ ung thư vú tốt hơn mô hình Gail, tiêu chuẩn vàng hiện nay để đánh giá nguy cơ ung thư vòng 1.
Sẽ còn mất nhiều năm nữa cho đến khi công nghệ này có thể được sử dụng tại phòng khám, nhưng sau đó nó có thể được áp dụng trên toàn thế giới, vì nó chỉ yêu cầu hình ảnh mẫu mô tiêu chuẩn để thực hiện phân tích. Sau đó, phụ nữ trên toàn cầu có khả năng sử dụng hiểu biết mới này để được điều trị tốt hơn.
Trong những năm gần đây, công nghệ AI đang có tốc độ phát triển chóng mặt và ngày càng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực công nghệ, từ máy tính, điện thoại cho đến điện gia dụng.
AI (viết tắt của Artifical Intelligence - trí thông minh nhân tạo) là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết).
Giai đoạn từ 2022 đến 2024 chứng kiến sự bùng nổ chưa từng thấy của công nghệ AI với sự xuất hiện của ChatGPT - AI ngôn ngữ và Midjourney - AI tạo hình ảnh. Mặc dù tính bản quyền của các sản phẩm do AI tạo ra vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, song không thể phủ nhận tiềm năng của AI đã và đang có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành sáng tạo nội dung, thông tin và cả công nghệ.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023- ISO/IEC 22989:2022 về công nghệ thông tin- trí tuệ nhân tạo - các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo
Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra các thuật ngữ và mô tả các khái niệm trong lĩnh vực AI. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng đề tham chiếu trong việc xây dựng và công bố các tiêu chuẩn khác và trong việc hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các bên hoặc các đối tác liên quan. Các phương pháp tiếp cận để tạo lập sự tin cậy vào các hệ thống AI thông qua tính minh bạch, tính diễn giải, khả năng điều khiển v.v..
Các bẫy kỹ thuật và các mối đe dọa và rủi ro điển hình liên quan đến các hệ thống AI, các kỹ thuật và phương pháp giảm thiểu có thể; và các phương pháp tiếp cận để đánh giá tính khả dụng, khả năng phục hồi, tính tin cậy, độ chính xác, an toàn, bảo mật và quyền riêng tư của các hệ thống AI.
Tiêu chuẩn này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các chủ đề liên quan đến việc xây dựng tính đáng tin cậy của các hệ thống AI. Một trong những mục tiêu của tiêu chuẩn này này là hỗ trợ cộng đồng tiêu chuẩn xác định các lỗ hổng tiêu chuẩn hóa cụ thể trong lĩnh vực AI.
Vân Thảo (T/h)