Công nghiệp điện tử kém phát triển, khó nâng cao năng suất lao động

author 05:51 09/07/2014

(VietQ.vn) - Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử góp phần quan trọng vào việc nâng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ngày nay không ai nghi ngờ vai trò quan trọng của ngành điện tử trong nền kinh tế quốc dân.

Cơ hội nào cho công nghệ điện tử trong nước?

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử đạt khoảng 32,2 tỉ USD và tiếp tục giữ ngôi vị số 1 trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

DN công nghệ điện tử trong nước đang hoàn toàn nhường sân cho DN nước ngoài

Tuy nhiên, thành quả trên  phần lớn thuộc về các DN có vốn đầu tư nước ngoài, còn các DN Việt Nam đang lâm vào tình cảnh hết sức đáng lo ngại. Mặc dù chỉ chiếm ¼ trong tổng số gần 500DN  của ngành nhưng các DN FDI lại chiếm trên 80% thị phần thị trường trong nước và gần như toàn bộ kim ngạch xuất khẩu.

Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển theo hướng điện tử hóa, tin học hóa và tự động hóa mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, góp phần quan trọng vào việc nâng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng. Như vậy, việc phát triển ngành điện tử vừa có tác dụng trực tiếp, vừa có tác dụng gián tiếp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, vừa tạo cầu nối giữa các ngành kinh tế khác nhau.

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường điện tử thế giới sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 10-12%. Các sản phẩm được dự  báo sẽ tăng trưởng mạnh là thiết bị kỹ thuật số, máy tính, đặc biệt là  máy tính bảng, điện thoại di động…

Riêng các thiết bị kỹ thuật số sẽ tăng trưởng với mức độ 15-18%. Ngoài ra thiết bị điện tử y tế cũng đang được chú ý ở thị trường nhiều nước. Công nghệ điện tử cũng thay đổi rất nhanh và luôn đòi hỏi những phụ tùng  linh kiện mới để tạo ra những thiết bị điện tử ngày càng hiện đại hơn.

Vì vậy tiềm năng của ngành công nghiệp điện tử thế giới trong đó có ngành điện tử Việt Nam vẫn còn rất lớn. Đây cũng là cơ hội cho các nước đi sau hội nhập chậm nếu tận dụng được các lợi thế cạnh tranh.

Vẫn còn những rào cản

Theo chuyên gia ngành điện tử Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế:

Thứ nhất công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử yếu kém. Mặc dù Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được các cơ quan quản lý nhà nước và các DN quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây và đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn  chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài và mong muốn của  các nhà quản lý. Các DN này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn từ việc tìm mặt bằng sản xuất đến vay vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp hay tiếp cận các chương trình ưu đãi của Chính phủ...

Về nghiên cứu thiết kế sản phẩm, phần lớn sản phẩm điện tử Việt Nam đều được sản xuất th eo thiết kế, mẫu mã của nước ngoài, rất ít sản phẩm do các DN tự nghiên cứu thiết kế nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp và tính cạnh tranh không cao. Vì thế trong một thời gian dài, ngành điện tử Việt Nam chỉ có những sản phẩm lắp ráp  từ linh kiện nhập khẩu rồi  dán mác Việt Nam, hàm lượng chất xám rất ít nên giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chỉ đạt khoảng 10-15% và không có những sản phẩm “Made in Viet Nam” đúng nghĩa.

Việc thu hút những  những chuyên gia nghiên cứu thiết kế xuất sắc trên thực tế lại chưa được quan tâm thỏa đáng. Các chương trình, cách giảng dạy tại cơ sở đào tạo nói chung và đòa tại nghề để phát triển ngành điện tử còn chưa được đổi mới để đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế. Sinh viên, học sinh ít có cơ hội để thực hành tại các DN. Đây cũng là lý do hầu như các DN điện tử FDI thường thực hiện tuyển chọn công nhân trẻ để đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo từ đầu.

Ngành điện tử thế giới hiện tại có đặc điểm là toàn cầu hóa rộng và chuyên môn hóa sâu. Một trong những hạn chế khiến cho các DN Việt Nam chậm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đó là quan niệm “xây dựng một ngành công nghiệp điện tử hoàn chỉnh từ sản xuất phụ tùng kinh kiện đến một sản phẩm hoàn chỉnh”. Đây là điều không hề dễ dàng thực hiện.

Để có thể tham gia vào chuỗi giá trị của ngành điện tử toàn cầu, các doanh nghiệp điển tử Việt Nam cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm: từ sản xuất hàng điện tử dân dụng sang chuyên dụng, từ lắp ráp sản phẩm sang thiết kế phát triển sản phẩm, sản xuất phụ tùng linh kiện; cần  đầu tư phát triển theo chiều sâu thay vì trải dài theo chiều rộng như hiện nay.

Các DN Việt Nam cần xác định rõ những công đoạn nào hoặc những sản phẩm, phụ tùng linh kiện nào có khả năng làm tốt nhất, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng được 3 điều kiện là chất lượng cao, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Đáp ứng được 3 điều kiện này thì các DN điện tử Việt nam mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn có thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và tiến tới tham gia chuỗi giá trị của ngành điện tử toàn cầu.

Hạ Lan


  

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang