CPTPP chính thức có hiệu lực: DN có thể 'trượt chân' trên sân nhà nếu không cải thiện mình!

author 10:28 08/01/2019

(VietQ.vn) - CPTPP có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam bước vào sân chơi cùng 10 nền kinh tế. Sân chơi này mở ra cơ hội song cũng còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp có thể "trượt chân" trên chính sân nhà nếu không nỗ lực cải thiện mình.

Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực (30/12/2018), PV Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú để đánh giá về những thuận lợi, khó khăn với doanh nghiệp Việt trong "sân chơi" này.

Thưa ông, từ ngày 30/12/2018, CPTPP chính thức có hiệu lực. Vậy sân chơi này sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức như thế nào đối với doanh nghiệp?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. 11 nền kinh tế cùng nhau hợp tác phát triển, chiếm 15% GDP toàn cầu. Điều này tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.

Về cơ hội, chúng ta sẽ được miễn, giảm thuế đến gần 100%. Trong xuất khẩu, hàng hóa cởi mở, cạnh tranh hơn. Chúng ta tiếp nhận nguyên liệu từ các nước nhập vào Việt Nam với thuế suất nhẹ nhàng. Rõ ràng, giá thành sản xuất giảm hơn.

Trong đó, nhóm ngành xuất khẩu sẽ được hưởng lợi trực tiếp khi thuế quan được cắt giảm sau khi ký kết CPTPP. Nổi trội là các nhóm ngành thủy hải sản, may mặc, da giày, lắp ráp đồ điện tử… Việc ký kết CPTPP sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, thúc đẩy tiềm năng.

Cách đây 10 năm, Việt Nam đi lên từ kinh tế nông nghiệp, biển - đó là thế mạnh của nền kinh tế. Hơn nữa, khí hậu tương đối ôn hòa, đất đai phù hợp, lao động nông nghiệp nhiều kinh nghiệm… là cơ sở để phát triển. Chính vì thế, Chính phủ đã có 20 cuộc họp bàn về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao để đẩy mạnh nguồn cung. Tuy nhiên, trước khi xuất khẩu ra bên ngoài, cần phải ổn định “cái bụng” cho nhân dân để phát triển kinh tế.

 Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Ảnh Internet

CPTPP sẽ tạo ra những thay đổi gì cho nền kinh tế nước ta, thưa ông?

CPTPP tạo ra chuyển đổi cơ cấu, vật nuôi đất trồng, đi vào những vùng chuyên canh lợi thế, giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ cam cao phong 7.000 đồng/kg, bây giờ là 20.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 2,3 lần; hay mật ong Hà Giang, tăng từ 200 nghìn/lít lên 500 nghìn đồng/lít. Tuy nhiên, điều quan trọng, chúng ta phải đưa sản phẩm một cách phổ quát đến tay người tiêu dùng. Để tìm mua bưởi diễn ở trên thị trường.

Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực logistic, việc tăng cường tự do thương mại sẽ thúc đẩy hoạt động vận chuyển giữa các nước trong nhóm. Từ đó, hoạt động hàng hải, hàng không… được tiếp đà khi thương mại giữa các nước gia tăng.

Khả năng dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy vào nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn, dẫn tới việc xây mới hoặc thuê các khu công nghiệp để phục vụ sản xuất. Nhờ sự vận động này, nhóm doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng sẽ có đà phát triển trong trung và dài hạn.

Người tiêu dùng được sử dụng các mặt hàng đa dạng, trong nước và ngoài nước với mức giá ưu đãi hơn. Tạo áp lực cạnh tranh hàng hóa nội địa phải vươn lên. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhiều hơn trong xã hội tiêu dùng.

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, CTPPP cũng sẽ tạo ra không ít thách thức với chúng ta. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Ngoài thuận lợi, doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, đặc biệt là vấn đề kinh tế. Chúng ta không thay đổi được cơ cấu phát triển nền kinh tế thì với các mặt hàng không là lợi thế trong nông nghiệp như thịt gà, thịt lợn; trong công nghiệp như thép, giấy, ô tô; trong dịch vụ là dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logictic… thì sẽ khó để cạnh tranh và mở rộng thị trường. Đây là những vấn đề chúng ta cần hết sức quan tâm.

Tiếp theo là vấn đề thu ngân sách. Trước mắt khi chúng ta phải giảm thuế nhập khẩu, về ngân sách sẽ phải giảm so với trước đây. Hoàn thiện thể chế cũng là những thách thức khi Việt Nam tham gia hiệp định CPTPP. Đây là quá trình để chúng ta tiếp tục hoàn thiện với yêu cầu hết sức khẩn trương.

Vấn đề lao động, việc làm khi gia hiệp định cũng là bài toán cần giải. Một số doanh nghiệp của chúng ta sẽ không đủ sức cạnh tranh, sẽ dẫn tới phá sản. Do đó, chúng ta phải có kế hoạch chăm lo đối với các đối tượng bị phá sản như thế nào?

Ngoài ra, khi tham gia hiệp định này chúng ta phải quan tâm sửa đổi bộ luật lao động để phù hợp giúp người lao động có những lợi thế, ví dụ: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, đặc biệt cần hình thành các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động vừa đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam, vừa phù hợp với tổ chức lao động thế giới nhưng đặc biệt giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Theo ông, doanh nghiệp Việt cần làm gì để không “trượt dài” trên sân nhà?

Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ về cơ chế (bây giờ không hỗ trợ tiền trực tiếp, lãi suất), vấn đề khơi thông, tiếp cận tín dụng, ngân hàng đất đai, vấn đề liên kết, xúc tiến… thì doanh nghiệp nỗ lực là chính. Nghĩa là, doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, từng bước nâng cao năng suất lao động, máy móc, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường chuỗi liên kết trong nước và nước ngoài.

Đặc biệt, cách làm ăn tử tế, xây dựng thương hiệu, niềm tin cho người tiêu dùng. Sản phẩm của chúng ta ngày một chất lượng hơn. Đó là mấu chốt để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững khi hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Dưới góc độ kinh tế, trong năm vừa qua, những chính sách kinh tế tác động ra sao đến doanh nghiệp?

Năm 2018 đánh dấu nhiều chính sách kinh tế tác động tới doanh nghiệp, như: chưa tăng giá điện, giảm giá một số dịch vụ y tế; chính sách phát triển nguồn cung sản xuất; xây dựng hạ tầng phân phối, kết nối cung cầu với hàng trăm chuỗi hàng hóa được kết nối để đi từ cung ứng đến sản xuất bán lẻ; chống buôn lậu gian lận thương mại… tất cả được đồng bộ. Điều đó giúp chỉ số lạm phát đạt được chỉ số bình quân (3,54%).

Những chính sách trên có tác động đến doanh nghiệp Việt, đặc biệt trong vấn đề lạm phát, giúp bảo toàn vốn doanh nghiệp. Ví dụ, nếu lạm phát ở mức 8%, chúng ta phải thêm gần 5% vốn nữa, rất ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Đối với người tiêu dùng, chi phí bỏ ra khi mua sắm phải tăng lên.

Năm 2018, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ khiến việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có sự yên tâm hơn. Bởi nếu vào một nền kinh tế mà lạm phát ở mức 2 con số thì “rất nguy”. Cuối cùng, những chính sách kinh tế hợp lý giúp điều hành về thu chi công hợp lý, ngân sách bỏ ra hợp lý, tiết kiệm chi cho xã hội.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

 Thúy Ngân

Lần đầu tiên một nữ doanh nhân Việt được vinh danh trong top 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu(VietQ.vn) - Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet là người Việt đầu tiên vào top những nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu năm 2018 do Bloomberg bình chọn.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang