Cục An toàn thực phẩm cảnh báo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks quảng cáo vi phạm quy định
Cảnh báo những chiêu thức lừa đảo trên mạng nổi bật tuần qua
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả danh để vay tiền
Cảnh báo lừa đảo mạo danh ứng dụng Netflix và Spotify
Cục An toàn thực phẩm, cho biết thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Trong thời gian vừa qua tại các đường link: https://herbalifeshop.vn/niteworks-herbalife-san-pham-dinh-duong-cho-trai-tim-huyet-ap-khoe-manh-p16824317.html; https://suaherbalife.com/products/herbalife-niteworks; http://congtyherbalife.vn/product/niteworks/; http://dinhduong24h.com.vn/herbalife-niteworks-thuc -pham-bao-ve-huyet-ap-tim-mach/ thực hiện quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm; quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp; dùng hình ảnh bác sỹ, dược sỹ, thiết bị y tế, quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® do Công ty TNHH một thành viên Herbalife Việt Nam (địa chỉ trụ sở chính: Số 26 Trần Cao Vân, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh) đăng ký công bố và đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh bảo đối với Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Niteworks do quảng cáo không phù hợp với quy giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp
Tại buổi làm việc với Cục An toàn thực phẩm, đại diện Công ty TNHH một thành viên Herbalife Việt Nam khẳng định không thực hiện quảng cáo và không ủy quyền cho bất cứ tổ chức/cá nhân nào thực hiện quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® trên các trang: https://herbalifeshop.vn/niteworks-herbalife-san-pham-dinh-duong-cho-trai-tim-huyet-ap-khoe-manh-p16824317.html; https://suaherbalife.com/products/herbalife-niteworks; http://congtyherbalife.vn/product/niteworks/; http://dinhduong24h.com.vn/herbalife-niteworks-thuc -pham-bao-ve-huyet-ap-tim-mach/.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm để quyết định mua và sử dụng sản phẩm tại đường link nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Quy định của pháp luật về vi phạm quảng cáo thuốc
Liên quan tới hành vi vi phạm quảng cáo thuốc, căn cứ Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định quảng cáo thuốc như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không ghi đúng quy định hoặc không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, chống chỉ định, khuyến cáo đối với đối tượng đặc biệt và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" đối với quảng cáo thuốc trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử;
Không thể hiện đầy đủ tên thuốc; tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo thuốc trên phương tiện quảng cáo ngoài trời.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thiếu một trong các nội dung sau đây: Tên thuốc; Tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; Chỉ định, trừ các chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự, chứng mất ngủ kinh niên và chỉ định mang tính kích dục; Chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chuyên luận về loại thuốc đó đã được ghi trong Dược thư quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Quảng cáo sản phẩm có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế; Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thuốc; Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc; Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc; Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định; quảng cáo thuốc theo tài liệu thông tin quảng cáo đã đăng ký hết giá trị.
Khánh Mai