Người tiêu dùng cần cảnh giác cao độ với văn hóa phẩm độc hại nhập khẩu

author 15:23 28/10/2016

(VietQ.vn) - Trước tình hình văn hóa phẩm có nội dung xấu nhập khẩu gây hoang mang dư luận, Cục Điều tra chống buôn lậu đã có văn bản cảnh báo chính thức.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo Cục Điều tra chống buôn lậu (CBL) - Tổng cục Hải quan, bằng các phương thức, thủ đoạn khác nhau, các thế lực xấy đã đưa và truyền bá các văn hóa phẩm cấm nhập vào Việt Nam.

Điển hình mới đây nhất là vụ, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng đã phát hiện và thu giữ 5 đĩa CD và VCD nhập khẩu từ Mỹ về có nội dung mang tính chất nhạy cảm, khơi gợi lại mối hận thù dân tộc giữa những người thuộc chế độ cũ với chế độ mới ngày nay. Vụ việc đang được cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Văn hóa phẩm có nội dung xấu được lực lượng chức năng thu giữ và tiêu hủy.

Văn hóa phẩm có nội dung xấu được lực lượng chức năng thu giữ và tiêu hủy. Ảnh: Cục HQTPHCM

Trước đó, vào năm 2013, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh ở TP.HCM và Sở Thông tin Truyền thông phát hiện nhiều lô hàng nhập khẩu có văn hóa phẩm phản động. Theo đó, các lô hàng trên có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Australia và Đức được gửi về cho thân nhân tại Việt Nam ở TP. Hồ Chi Minh và tỉnh Vĩnh Long.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy số hàng vi phạm được để lẫn trong các mặt hàng quà biếu khác. Số văn hóa phẩm vi phạm này đều có nội dung xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, gây chia rẽ hận thù trong nhân dân… Đồng thời, số văn hóa phẩm này thuộc loại cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Trước tình hình trên, nhằm ngăn chặn việc nhập lậu văn hóa phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam, Cục Điều tra CBL đã đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục tăng cường công tác thu thập, xử lý và phân tích thông tin để sàng lọc, ngăn chặn, xử lý việc mang văn hóa phẩm cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, chú ý trọng điểm kiểm tra, giám sát hành lý của người nhập cảnh và hàng hóa đi cùng chuyến bay của người nhập cảnh tại các sân bay quốc tế.

Ngoài ra, Cục Điều tra CBL - Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị gồm: Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế, Chi cục Hải quan Bưu điện xây dựng kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đấu tranh có hiệu quả với hoạt động mang văn hóa phẩm cấm nhập trên địa bàn quản lý.

Nguy cơ bị tâm thần phân liệt vì rượu và ma túy(VietQ.vn) - Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Đan Mạch chỉ ra rằng, rượu, cần sa và các chất ma túy khác có thể làm tăng nguy cơ tâm thần phân liệt.

Trong một diễn biến khác liên quan tới hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam, được biết, thời gian vừa qua, ngành Hải quan đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh đem lại hiệu quả cao, góp phần giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội của quốc gia nói chung và TP.HCM nói riêng.

Gần đây nhất là vào ngày hôm qua 27/10, Chi cục Hải quan TP. HCM cho biết, tại cảng Cát Lái, cơ quan chức năng vừa phát hiện và tạm giữ lô hàng gồm 20 container với tổng cộng gần 500 tấn bột thịt xương thuộc diện không được phép nhập khẩu.

Hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 1 cho biết, do lô hàng chưa làm thủ tục thông quan nên công ty nhập khẩu đã gửi công văn từ chối nhận. Tuy vậy, cơ quan chức năng vẫn xác định lỗi do doanh nghiệp vì có yêu cầu đưa hàng vào Việt Nam nên đang tiến hành các thủ tục lập biên bản xử lý vi phạm.

Ngoài ra, cũng vào thời điểm này, Chi cục Quản lý TT TP. HCM đã kiểm tra 13 điểm sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn và tạm giữ 1.344 đơn vị sản phẩm thực phẩm bổ xương, nước tăng lực vitamin D, thực phẩm chức năng, bột ngũ cốc, sữa bột không có hóa đơn, chứng từ.

Những hành vi vi phạm chính của các cơ sở gồm: Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, không khám sức khỏe định kỳ, nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc, sử dụng người thuộc diện phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm mà không có giấy xác nhận.

Đối với mặt hàng nước mắm, nước chấm, QLTT phát hiện 2 vụ vi phạm gồm: không khám sức khỏe định kỳ, không giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và nhãn ghi không đủ nội dung bắt buộc. Được biết, toàn bộ lô hàng sẽ được xử lý theo hướng buộc tái xuất khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang