Cường đô la 'vi vu' siêu xe cùng vợ, công ty mẹ 'chìm' trong khó khăn
Siêu xe 24 tỷ đồng Cường đô la vừa mới tậu hấp dẫn cỡ nào?
Công ty mẹ Cường đô la tiếp tục làm ăn bết bát, giảm hơn 80% lãi
Giữa biến cố cắm nhà, xe, dự án mới bị dừng của công ty mẹ Cường đô la ‘khủng’ cỡ nào?
Mới đây, Cường đô la gây chú ý khi mua thêm siêu xe McLaren 720S màu cam mới nhất vừa về Việt Nam. Đây là 1 trong 2 chiếc xe McLaren 720S tại Hành trình siêu xe Car & Passion 2019 đang diễn ra. Có vẻ như đây là động thái cho thấy sau thời gian dài tạm xa thú chơi tuổi trẻ, Cường đô la đã quay trở lại.
Hành trình siêu xe của Cường đô da diễn ra ngay sau khi vị thiếu gia này rút lui khỏi vị trí lãnh đạo của CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), để lại đằng sau công ty với muôn vàn khó khăn.
Cường đô la cùng vợ trong hành trình siêu xe mới.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 của QCG cho thấy, lợi nhuận gộp ghi nhận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ đạt hơn 21 tỷ đồng, giảm 21,37 tỷ đồng, giảm hơn 65% so với cùng kỳ năm 2018.
Doanh thu hoạt động tài chính có tăng song con số gặt hái lại rất khiêm tốn, chỉ đạt 1,5 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính lại tăng tới 191% lên 10,43 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp tuy giảm đáng kể, giảm tới hơn 61% song chi phí bán hàng lại tăng 278% so với cùng kỳ.
Kết quả, lợi nhuận thuần từ kết quả kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai giảm hơn 84% so với cùng kỳ, chỉ còn đạt 7,46 tỷ đồng. Lãi trước thuế ở mức 6,1 tỷ đồng, giảm 86,7% và lãi sau thuế 5,56 tỷ đồng, giảm 84,2%. Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ còn 5,36 tỷ đồng, giảm 82,5% so với cùng kỳ.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý I đã ảnh hưởng lớn đến cổ phiếu QCG trên sàn chứng khoán. Chốt phiên giao dịch ngày 21/6, cổ phiếu QCG của công ty nhà Cường đô la đang đứng ở mốc 4,48 nghìn đồng/cp, giảm mạnh sau chuỗi giảm liễn tục hơn 10 ngày.
Tính chung cả năm, QCG đã bị mất hơn 42% giá trị. Tuy vậy, đây vẫn là con số khả quan so với với mức đáy 3.990 đồng hồi đầu năm 2019.
Kể từ đầu năm đến nay doanh nghiệp phố núi có động thái thu hẹp các hoạt động trong mảng bất động sản. Ngày 9/1/2019, HĐQT QCG ra nghị quyết giảm 195,3 tỷ đồng vốn góp ở Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng. Công ty này vướng thông tin về vụ lấp sông Hàn để phân lô bán biệt thự.
Gần đây nhất là sự kiện giải thể Công ty cổ phần bất động sản Hiệp Phát tại TP.HCM do hoạt động không hiệu quả vào ngày 18/4/2019. Đây là một trong những công ty con QCG sở hữu 90% vốn.
Sau những biến động tại TP.HCM, chia sẻ với cổ đông và báo chí, bà Nguyễn Thị Như Loan cho biết, Quốc Cường Gia Lai đang trong tình cảnh "sống dở chết dở" với 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn với tổng quỹ đất lên tới cả trăm hecta.
Bà Loan thậm chí còn cho biết rằng bản thân phải cầm cố hết nhà, xe, vét hết tiền của gia đình và vay bạn bè tiền cho doanh nghiệp hoạt động. Trong khi dự án vẫn bất động và nếu không vì cổ đông, nợ ngân hàng và cuộc sống của hơn 3 ngàn nhân viên QCG thì bà đã tự tử.
Tình cảnh đen đủi đến với QCG ngay từ đầu năm 2019 khi cổ phiếu này bị đưa vào diện cảnh báo và doanh nghiệp tiếp tục dính tai tiếng về những sai phạm trong công bố thông tin như đã nhiều lần gặp phải kể từ khi lên sàn năm 2010.
Cuối 2018, QCG đối mặt khoản nợ ngàn tỷ cũng như những giao dịch góp, thoái vốn mà không báo cáo. Trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2017, QCG có 14 giao dịch góp, thoái vốn trị giá hơn 3,2 ngàn tỷ đồng không được báo cáo đúng quy định.
Thu Hà