Cường kích AC-130 Spooky II: Uy lực gieo rắc nỗi khiếp đảm số 1 của Mỹ

author 21:03 23/04/2017

(VietQ.vn) - Cường kích AC-130 của Mỹ là vũ khí quân sự dù đã tồn tại 50 năm nhưng vẫn sung mãn khiến đối thủ chết khiếp mỗi khi nó xuất hiện.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Thông tin trên tờ báo An Ninh Thủ Đô, cường kích AC-130 được biến đổi từ vận tải cơ C-130 thành một mẫu máy bay yểm trợ hỏa lực đường không cho các lực lượng trinh sát, các đội biệt kích và lực lượng bộ binh.

Cường kích AC-130 có trọng tải 20 tấn, chiều dài 34,37 m, sải cánh 40,41 m và chiều cao 11,66m. Phi hành đoàn của cường kích AC-130 gồm có 13 người: 2 phi công và hoa tiêu, 2 quan sát viên, 4 chuyên viên radar – điện tử, sĩ quan chỉ huy điều khiển hỏa lực và 3 xạ thủ.

Cường kích AC-130  của Mỹ. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Cường kích AC-130  của Mỹ. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Máy bay có 3 vũ khí chính, tất cả đều gắn ở cạnh sườn, điều cho phép nó bay xung quanh mục tiêu và tấn công được theo nhiều hướng. Đầu tiên là súng cối 25mm GAU-12 “Equalizer”, một phiên bản hạng nặng của súng trang bị trên tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter. Súng GAU-12 có thể sử dụng cả đạn nổ mạnh (HP-I) hoặc đạn xuyên giáp (AP-I) và vô cùng hiệu quả khi sử dụng để chống lại các phương tiện hạng nhẹ hoặc lính bộ binh của đối phương.

Cường kích AC-130 cũng được trang bị súng phòng không Bofors 40mm, biến đổi để làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Ra đời từ năm 1934, súng Bofors có rất ít thay đổi sau 80 năm sử dụng. Nó có tốc độ bắn 100 phát / phút, cơ số 256 viên đạn. Xạ thủ sẽ nạp đạn từ bên trên của súng với mỗi lần là một băng 4 viên đạn.

Vũ khí thứ 3 là là một lựu pháo M102 hạng nặng. Nó được phát triển cho lực lượng lục quân Mỹ nhưng được cải tiến để lắp trên máy bay. Khẩu pháo 105mm này có thể bắn một quả đạn nặng gần 15 kg bay xa 12km và tốc độ nhả đạn là 10 viên/phút. M120 được cho là loại súng lớn nhất từng được đưa lên một chiếc máy bay của Mỹ.

Hiện nay cường kích AC-130 cũng đang tham gia chiến dịch không kích chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria và từng phối hợp với 2 máy bay cường kích A-10 để phá hủy 116 xe chở dầu của khủng bố.

 Cường kích AC-130 cũng được trang bị súng phòng không Bofors 40mm, biến đổi để làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Ảnh: Tiền Phong

 Cường kích AC-130 cũng được trang bị súng phòng không Bofors 40mm, biến đổi để làm nhiệm vụ tấn công mặt đất. Ảnh: Tiền Phong

Tổng số đã phát triển một số phiên bản của máy bay, các phiên bản AC-130 khác nhau ở các tổ hợp trang bị hỏa lực súng tự động - pháo và trang thiết bị vô tuyến. Trong giai đoạn hiện nay đang phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Special Command Air – Không quân Mỹ có 21 máy bay như: 13 máy bay AC-130U Spooky đưa vào biên chế vào năm 1995 và 8 máy bay AC-130H Spektr được đưa vào biên chế từ năm 1972.

Hiện nay những chiếc AC-130 của quân đội Mỹ tiếp tục được cải tiến nâng cấp với các công nghệ điện tử tối tân nhất. Vũ khí cũng được lắp đặt thêm cả pháo bắn thẳng cỡ lớn khiến nó được mệnh danh là 'xe tăng bay' của quân đội Mỹ. Chính sức hủy diệt lớn và độ nguy hiểm của AC-130 đã khiến nó được kênh Discovery xếp đứng đầu 10 loại vũ khí gieo rắc nỗi khiếp đảm nhất trên chiến trường, báo Tiền Phong đưa tin.

Tổng số đã phát triển một số phiên bản của máy bay, các phiên bản AC-130 khác nhau ở các tổ hợp trang bị hỏa lực súng tự động - pháo và trang thiết bị vô tuyến. Trong giai đoạn hiện nay đang phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Special Command Air – Không quân Mỹ có 21 máy bay như: 13 máy bay AC-130U Spooky đưa vào biên chế vào năm 1995 và 8 máy bay AC-130H Spektr được đưa vào biên chế từ năm 1972.

Lần nâng cấp sửa đổi cuối cùng của AC-130U bắt đầu vào 06.07.1987 theo hợp đồng có tổng giá trị là 155.200.000 USD. Tổng số tiền giải ngân cho dự án này đến cuối năm 1992 lên tới hơn 523 triệu USD. Gunship AC-130U đã được thiết kế bởi công ty Rockwell bằng giải pháp nâng cấp hiện đại hóa máy bay vận tải quân sự C-130H. So với nguyên mẫu, các máy bay hỏa lực yểm trợ có điểm khác hơn là phía bên trái của thân máy bay có các nòng súng nhô ra, các nắp cửa hỏa lực, ô cửa đặt súng, và các chụp bán cầu lồi nhô dài ra phía trước chứa các antens. So sánh với AC-130H, biến thể mới khác hơn chủ yếu do lắp đặt các loại vũ khí, khí tài tiên tiến hơn và hệ thống trang thiết bị điện tử trên máy bay hiện đại hơn.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang