Danh sách các đơn vị kinh doanh sữa và thực phẩm chức năng kê khai giá

authorHà Thúy 19:00 29/03/2017

(VietQ.vn) - Dưới đây là danh sách 8 đơn vị kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 06 tuổi

Bộ Công thương vừa thông báo danh sách các đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá tại Bộ này.

Theo đó, các đơn vị đã thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá tại Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

danh-sach-cac-hang-sua-va-thuc-pham-chuc-nang-ke-khai-gia

 Một số doanh nghiệp lớn vừa kê khai giá sữa tại Bộ Công thương. Ảnh minh họa

Cụ thể, 8 đơn vị trong danh sách bao gồm Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam; Công ty Nestle Việt Nam; Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam); Công ty Mead Johson Nutritions Việt Nam; Công ty cổ phần Sóng Thần Hà Nội; Công ty TNHH phân phối Tiên Tiến; Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk); Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood

 Bộ Công Thương cũng thông báo, các đơn vị không có tên trong danh sách nêu trên có thể thực hiện việc đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá tại Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Cách chọn ấm siêu tốc đơn giản tránh ‘rước họa vào thân’(VietQ.vn) - Để tránh những hiểm họa khôn lường từ ấm siêu tốc, người tiêu dùng cần biết những cách chọn ấm siêu tốc dưới đây.

 Việc đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 56 năm 2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Thông tư số 233 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Sau khi có Thông tư hướng dẫn của Bộ  Công Thương thì thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương.

Trước đó, Bộ Công thương cho biết sẽ bỏ quy định về trần giá sữa do mặt hàng này đã có sự cạnh tranh trên thị trường.

Thay vào đó, nhà chức trách sẽ “quản” giá sữa theo phương thức doanh nghiệp tự xác định giá bán lẻ, đăng ký hoặc kê khai với cơ quan Nhà nước và thông báo mức giá cuối cùng tới các hệ thống phân phối của mình. Doanh nghiệp cũng phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong toàn chuỗi phân phối trên cả nước.

Cơ quan quản lý mà trực tiếp là Bộ Công Thương, sau khi xem xét tính phù hợp của mức giá đăng ký hoặc kê khai, sẽ thông báo mức giá nêu trên và thông tin về hệ thống phân phối của từng doanh nghiệp, hợp tác xã đầu mối đến cơ quan quản lý tại các địa phương để phối hợp giám sát giá ở khâu bán lẻ cuối cùng.

Bộ Công Thương cho rằng phương thức quản lý này sẽ giúp truy xuất được nguồn gốc hàng hóa, kiểm soát được chất lượng, giá cả... Cùng với đó cũng xác định được trách nhiệm của các doanh nghiệp, hợp tác xã khi có vi phạm hoặc có thể thu hồi được sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có vấn đề về chất lượng.

Mặt hàng sữa dành cho trẻ em chính thức chịu sự quản lý của Bộ Công Thương từ đầu năm 2017 thay cho Bộ Tài chính. Trước đó, từ tháng 6/2014, mặt hàng này được đưa vào danh mục hàng bình ổn và áp trần giá bán buôn sau loạt giải pháp như đăng ký, kê khai giá không hiệu quả. Theo đó, cơ quan chức năng công bố giá trần bán buôn với hơn 600 sản phẩm sữa bột. Giá bán lẻ không được cao hơn quá 15% so với mức bán buôn.

Hà Thúy

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang