Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong ngành công thương
7 nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội
Cải thiện hệ thống nhận dạng khuôn mặt với tiêu chuẩn ASTM E3445
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 26000 về trách nhiệm xã hội
Tham dự buổi làm việc, về phía Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia có ông Trần Đức Thắng – Trưởng ban Kế hoạch – Tài Chính, cùng đại diện các đơn vị trực thuộc.
Về phía Bộ Công thương có ông Trần Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, cùng đại diện các đơn vị: Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Vụ thị trường trong nước, Vụ Dầu khí và than, Vụ Tiết kiệm năng lượng, Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Văn phòng Bộ.
Trình bày báo cáo thực hiện công tác TCĐLCL năm 2023, 6 tháng đầu năm 2024 và định hướng kế hoạch năm 2025, đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương cho biết, trong năm 2023 Bộ Công thương đã ban hành 02 Thông tư thuộc lĩnh vực TCĐLCL, tham gia xây dựng và góp ý các văn bản về Luật CLSPHH, Luật TC&QCKT; Nghị định 107/2016/NĐ-CP; Nghị định 154/2028/NĐ-CP; Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN…
Bộ Công thương đã chuyển Bộ KH&CN thẩm định, công bố 07 TCVN về lĩnh vực khí thiên nhiên hóa lỏng; 03 TCVN về lĩnh vực cơ khí; 11 TCVN về lĩnh vực sành sứ, thủy tinh; 08 TCVN về lĩnh vực hiệu suất năng lượng; ngoài ra, tổ chức thẩm tra các dự thảo TCVN thuộc kế hoạch xây dựng TCVN đã phê duyệt và gửi Bộ KH&CN thẩm định để công bố đối với 20 TCVN về quặng, 02 TCVN về nhà máy nhiệt điện.
Trong năm 2023, Bộ đã ban hành 12 QCVN phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và thực hiện việc đăng ký QCVN sau khi ban hành gửi Bộ KH&CN. 6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan soạn thảo 12 QCVN. Các dự thảo QCVN này đang trong quá trình hoàn thiện để đề nghị thẩm định.
Cũng theo đại diện Bộ Công thương, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm cho 02 tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận cho 02 tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc lĩnh vực hóa học và hàng hóa nhóm 2, quyết định chỉ định cho 04 tổ chức đánh giá sự phù hợp lĩnh vực dệt may và giầy, quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm cho 02 tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đồng thời, tiến hành công tác kiểm tra tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Công thương theo Quyết định số 1013/QĐ-BCT ngày 02/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa cho thấy, Cục thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương đã phối hợp, nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý vi phạm thông qua bán hàng online trên các nền tảng số, đầu mối vận chuyển hàng hóa qua các bưu cục, điểm trung chuyển hàng hóa. Hàng năm, Cục đã yêu cầu gỡ bỏ khoảng 5.000 đến 8.000 gian hàng với khoảng 20.000 sản phẩm vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương đã chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề và kiểm tra đột xuất về chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường về mặt xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, hàng điện tử, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, đường cát…. Năm 2023 đã kiểm tra, xử lý 3422 vụ việc vi phạm, số tiền phạt 37.534.543.182 đồng; năm 2024 đã kiểm tra và xử 1370 vụ việc vi phạm, số tiền phạt là 15.475.920.289 đồng.
Thời gian qua, Bộ Công thương luôn phối hợp tốt các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đặc biệt là công tác thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Sự phối hợp chặt chẽ sẽ góp phần tích cực trong công tác hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Đức Thắng – Trưởng ban Kế hoạch – Tài chính cho rằng, thời gian qua Bộ Công thương đã phối hợp tốt với Ủy ban TCĐLCL Quốc gia trong công tác xây dựng, triển khai các văn bản QPPL; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý nhà nước về đo lường; triển khai áp dụng TCVN ISO 9001; công tác đánh giá sự phù hợp, quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công tác TBT; triển khai Đề án 996.
Hà My