Đế chế Alibaba: Lòng tin tạo nên bản sắc

author 13:45 03/10/2014

(VietQ.vn) - Sau khi Alibaba đạt được những thành công vang dội nhờ IPO trên sàn chứng khoán New York, dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu các nhà đầu tư có e ngại vì quyền hạn ít ỏi của họ trong việc kiểm soát các hoạt động của công ty ? Câu trả lời gói gọn trong hai chữ “ lòng tin”.

Mối lo ngại của các nhà đầu tư

Cổ phiếu của Alibaba gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc  đã tăng vọt 38% vào phiên IPO tháng 9 và chỉ trong  chớp mắt đã đem lại lợi nhuận lên đến 64 tỉ Đô la Mỹ  giúp Alibaba vượt mặt hai gã khổng lồ đình đám Amazon và eBay trên phương diện chiếm lĩnh thị phần.

Giữa lúc Alibaba đạt được những thành công vang dội khi phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trên sàn chứng khoán New York, dư luận đang quan tâm đến một vấn đề : Phải chăng các cổ đông có ít quyền hạn trong các hoạt động của Alibaba?

alibaba

Alibaba tuyên bố "niềm tin" là thứ tạo nên bản sắc của doanh nghiệp này. Ảnh minh họa

Vấn đề lớn mà các cổ đông của Alibaba gặp phải là việc luật lệ tại Trung Quốc nghiêm cấm quyền sở hữu của nước ngoài đối với những “sở hữu mang tính chiến lược” của quốc gia. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của một trụ sở Alibaba  tại quần đảo Cayma - một thiên đường thuế, - (những quốc gia hay vương quốc có thuế suất thấp)  và  kiếm được lợi nhuận từ hoạt động của Alibaba ở Trung Quốc mà không cần phải sở hữu nó.

Một rắc rối khác trong luật kinh doanh ở Trung Quốc là việc quyền lực nằm trong tay người đại diện hợp pháp. Nhưng cũng chính các đại diện hợp pháp của công ty lại thường là thủ phạm gây ra các vụ bê bối. Trong khi các nhà đầu tư  hầu như không thể sa thải anh ta một khi anh ta đã là đại diện hợp pháp của công ty. Đó chính là điều khiến các nhà đầu tư lo ngại.

Alibaba: tạo lập niềm tin vững vàng

Trong trường hợp của Alibaba, câu chuyện trở nên thú vị khi quyền lực lại tập trung trong tay một nhóm cổ đông nhỏ, thậm chí họ còn không chiếm giữ đa số cổ phần, chỉ nắm khoảng 20%. Alibaba tuyên bố mô hình này chính là bản sắc của công ty.

Nhưng liệu các nhà đầu tư  có nên lo ngại vì quyền hạn mờ nhạt của họ ở Alibaba hay không?

Jack Ma tuyên bố, vấn đề cốt lõi nằm ở hai chữ “ lòng tin”- thứ hàng hóa rất hiếm và quý trên thương trường.

“Chỉ cần có lòng tin. Hãy tin tưởng chúng tôi, tin vào thị trường, tin vào những người trẻ,  vào khoa học công nghệ, thế giới sẽ trở nên sáng lạn.Mọi điều các bạn từng nghĩ tôi đã nghĩ đến chúng từ mười năm năm trước rồi… Tôi muốn nói với các nhà đầu tư rằng, chúng tôi luôn hết lòng vì họ”.

Chính sự tin tưởng đó đã khiến Yahoo quyết định đầu tư vào với Alibaba năm 2005. Yahoo đã rót 1 tỉ đô la Mỹ mua cổ phiếu của Alibaba và chiếm đến 40% cổ phần sau khi đồng ý để cho Jack Ma và các cộng sự điều hành hoạt động của công ty.

Alibaba đã dành được sự tín nhiệm của các đối tác lâu dài như Yahoo và Softbank và kiếm về cho họ một khoản lợi nhuận lớn trong quá trình hợp tác,những khoản đầu tư đó cũng khiến cho nhà sáng lập tập đoàn trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Điều tương tự vẫn sẽ hoàn toàn được áp dụng với các cổ đông mới đầu tư vào Alibaba thông qua IPO.

Hiện nay, nhiều công ty ở Trung Quốc vẫn đang hy vọng có thể tạo dựng được uy tín như Jack Ma đã từng làm để dành chiến thắng trong cuộc chiến đầy chông gai thuyết phục  các nhà đầu tư.

Phương Trâm


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang