Dễ mất mạng vì sục điện tự chế

author 12:29 03/09/2016

(VietQ.vn) - Ngoài nguy cơ cháy nổ, sục điện tự chế bằng dây may so, thìa và lưỡi lam,...luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí gây tử vong đối với người sử dụng.

Với giá chỉ từ 12.000 – 25.000 đồng/chiếc, sục điện đang là lựa chọn của phần lớn sinh viên. Mặc dù nhiều Ký túc xá đã cấm sử dụng nhưng nhiều sinh vẫn dùng chui. Thậm chí không ít trường, sinh viên còn sử dụng công khai.

Các loại sục điện là loại dụng cụ thô sơ, cấu tạo đơn giản gồm dây điện, dây may so và vỏ bọc bằng nhôm, nhưng đun nước rất nhanh. Vì vậy mà nhiều sinh viên lựa chọn đề nấu ăn và đun nước uống.

Sục điện có cấu tạo đơn giản chỉ bằng dây điện và dây may so. 

Tuy nhiên, do sục điện không có rơ le tự ngắt, khi quá tải hoặc rò rỉ điện người dùng rất khó kiểm tra. Hơn nữa, cấu tạo phần đầu nối giữa dây dẫn điện và dây may so của sục không chắc chắn dễ rạn, nứt chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Do đó, nước ngấm theo khe nứt và tiếp xúc với nguồn điện gây nhiễm điện ra ngoài…

 

Cẩn trọng với ‘đồ chơi’ máy tính, điện thoại rẻ tiền(VietQ.vn) - Các sản phẩm quạt điều hòa mini, đèn Led mini,..đầu USB được nhiều người tiêu dùng săn đón. Tuy nhiên, mặt hàng “đồ chơi” này là tác nhân gây hỏng máy.

Nguy cơ bị điện giật rất cao nhưng nhiều sinh viên còn nghĩ ra cách chế sục điện đun nước với công thức cực đơn giản chỉ với dây may so, dây điện, hoặc dao tem và những chiếc thìa đập bẹt.

“Dùng một đoạn dây điện có phích cắm, đầu còn lại của dây điện nối với hai đầu của dây may so. Bằng cách này có thể đun sôi nước một cách dễ dàng”, Hùng, sinh viện Đại học Thái Nguyên tiết lộ.

Theo Hùng, với cách chế sục như vậy hoàn toàn không an toàn vì không có phần bảo vệ dây dẫn nên rất dễ bị điện giật. Tuy nhiên, vào mùa lạnh cách chế này rất tiện lợi lại tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, nhiều sinh viên còn dùng hai con dao tem ép vào hai phía một thanh gỗ, nối với một sợi dây điện, tạo ra một chiếc sục dao tem tự chế. Hoặc dùng 2 chiếc thìa đập bẹt gắn 2 bên một thanh gỗ, nối với đường dẫn điện sẽ ra chiếc sục thìa và tương tự với chiếc sục may so.

 Để tiết kiệm, nhiều sinh viên tự chế sục điện bằng lưỡi lam và thìa...

Lý giải về nguyên nhân chế sục điện, Hải (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, sục điện bán ngoài chợ giá rẻ nhưng rất dễ cháy. Nếu sử dụng thường xuyên cũng là vấn đề nan giải. Trong khi chế sục rất đơn giản, việc sử dụng cũng rất tiện.

Trước đó, một sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân đã phải đền hàng chục triệu đồng do quên không rút khiến điện bị chập lan sang đồ đạc trong phòng.

Không dùng sục điện nhưng Vân, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội lại thường xuyên dùng ấm siêu tốc mini để đun thức ăn, giá chỉ 35.000 đồng/chiếc. Dù giá đắt hơn nhưng Vân cho biết, độ rủi ro không khác gì sục điện do ấm rất dễ bị cháy và nhiễm điện.

“Cứ ít nhất một tháng là phải mua ấm mới vì lúc đun mỳ nước hay trào ra ngoài làm ấm nhanh hỏng. Nhiều hôm đang cắm nước mà ngửi mùi khét lẹt, vội rút phích cắm thì bị điện giật tê cả tay”, Vân nói.

Lưu ý khi dùng sục điện

Cần lựa chọn loại sục điện đã được kiểm tra an toàn. Thường xuyên kiểm tra chất lượng sục và dùng sục đun nước trong các thiết bị cấu tạo bằng vật liệu cách điện: Nhựa, sứ, thủy tinh…

Bên cạnh đó, tuyệt đối không dụng sục đun nước bẩn, nấu ăn… vì muối khoáng trong nước bẩn và đồ ăn sẽ gây ô xi hóa và làm hỏng lớp vỏ kim loại dẫn nhiệt. Đặc biệt, sục tự chế không có lớp cách điện và phần bảo vệ dây dẫn, rất nguy hiểm khi sử dụng.

Nhật Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang