Đêm nay, Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng nguyệt thực nửa tối

author 19:50 16/09/2016

(VietQ.vn) - Từ nửa đêm 16/9 đến rạng sáng ngày 17/9, ở Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng nguyệt thực nửa tối.

Theo Tạp chí Khám phá, hiện tượng nguyệt thực nửa tối xảy ra khi trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, cả ba thiên thể nằm gần thẳng hàng nhau. Như vậy, trái đất sẽ che đi ánh sáng từ mặt trời tới mặt trăng, kết quả là mặt trăng sẽ bị tối đi.

Nếu như ba thiên thể này nằm thẳng hàng, sẽ xảy ra nguyệt thực toàn phần, mặt trăng sẽ bị che ánh sáng hoàn toàn, và chỉ có ánh sáng bước sóng dài màu đỏ mới truyền qua được lớp khí quyển của trái đất, kết quả là mặt trăng sẽ có màu đỏ cam khi xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Khi xảy ra nguyệt thực nửa tối, mặt trăng sẽ đi vào phần rìa tối ngoài cùng của trái đất, vùng này được gọi là vùng nửa tối, hay penumbra trong tiếng Anh. Khi mặt trăng lọt vào phần này, nó sẽ bị trái đất che bớt ánh sáng, nhưng chỉ một phần bóng tối mờ, kết quả là ánh sáng của mặt trăng sẽ giảm và mờ đi chút xíu.

Ghi lại khoảng khắc nguyệt thực toàn phần bằng smartphone(VietQ.vn) - Vào ngày 4/4 tới đây, hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là Mặt Trăng máu duy nhất của năm 2015 sẽ diễn ra, người dân ở Việt Nam cũng có thể quan sát được sự kiện độc đáo này.

Mặc dù là độ sáng bề mặt của mặt trăng lúc xảy ra nguyệt thực nửa tối có giảm, nhưng nó không rõ ràng, bạn phải quan sát thật kỹ và có một cặp mắt sắc sảo, hoặc chụp hình lại, mới có thể nhận ra sự thay đổi độ sáng của mặt trăng lúc này.

Nguyệt thực nửa tối lần này sẽ diễn ra từ 23:55 ngày 16/9 cho tới 03:54 rạng sáng ngày 17/9. Dưới đây là thời gian mặt trăng mọc và thời gian xảy ra ở vài địa phương.

(1) : Mặt trăng tiến vào vùng bóng nửa tối của trái đất

(2) : Mặt trăng mọc

(3) : Cực đại nguyệt thực

(4) : Mặt trăng rời vùng bóng nửa tối của trái đất

(5) : Cao độ của mặt trăng so với chân trời hướng đông lúc bắt đầu

51°

Địa phương

 (1)
16/9

(2)
16/9

 (3)

17/9

 (4)

17/9

(5)

Sài Gòn

23:55

18:34

01:55

03:54

55°

Đà Nẵng

23:55

18:27

01:55

03:54

51°

Hà Nội

23:55

18:37

01:55

03:54

51°

 

Trả lời trên báo Dân trí, Tiến sỹ Phạm Tuấn Anh – Phòng Vật lý Thiên Văn và Vũ trụ (Trung tâm Vệ tinh Quốc gia) cho biết, cũng như nguyệt thực toàn phần hay một phần, người quan sát nguyệt thực nửa tối không cần dụng cụ bảo vệ và có thể quan sát bằng mắt thường. Hoặc, nếu có một kính thiên văn nhỏ, ống nhòm… sẽ giúp việc quan sát trở nên thú vị và rõ nét hơn.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang