Điện thoại vừa sạc, vừa dùng, bé gái bị điện giật tử vong

(VietQ.vn) - Một bé gái 15 tuổi đã bị điện giật tử vong do vừa dùng điện thoại vừa sạc. Cảnh sát cho biết thêm rằng trên người cô bé có vết bỏng từ dây sạc điện thoại.
Xuất khẩu dệt may 2 tháng đầu năm 2025 đạt 5,634 tỷ USD
Phân bón Cà Mau trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ NPK lớn nhất Việt Nam
Mỹ thu hồi thức ăn chăn nuôi tại 6 bang do mức dinh dưỡng không an toàn
Mới đây, tại quận Sikhoraphum, Surin thuộc tỉnh Isaan, Thái Lan, một sự việc đáng tiếc đã xảy ra một bé gái bị điện giật bởi bộ sạc điện thoại.
Trước đó, cảnh sát cho biết cô gái 15 tuổi đã bị điện giật do vừa sạc vừa sử dụng điện thoại, trên người cô bé có vết bỏng từ dây sạc điện thoại.
Cảnh sát, cùng với các bác sĩ từ Bệnh viện Sikhoraphum, đã tiến hành khám nghiệm tử thi để điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy, một dây nối dài và một cáp USB Type C được cắm mà không có bộ chuyển đổi.
Việc vừa dùng điện thoại vừa sạc pin chứa đầy rủi ro có thể dẫn đến những tai nạn thương tâm mà báo chí đã từng nhiều lần lên tiếng cảnh báo. Mặc dù vậy, nhiều người trẻ vẫn cố tình phớt lờ cảnh báo, họ thừa nhận "biết thì biết, nhưng... kệ". Và rồi, thói quen vừa sử dụng điện thoại vừa sạc pin vẫn tồn tại.
Tuyệt đối nói không với việc vừa dùng điện thoại vừa sạc pin.
Theo trang Lesy-battery, việc smartphone, laptop ngày nay phát nổ khi sạc kéo dài, sạc qua đêm hay vừa dùng vừa sạc rất khó xảy ra do các bộ củ sạc, bộ nguồn điều chỉnh dòng, áp trong thiết bị đều có đầy đủ tính năng bảo vệ. Một số hãng lớn như Apple thậm chí áp dụng cơ chế thông minh giúp kéo dài tuổi thọ pin. iPhone, MacBook sẽ tự động dừng ở mức sạc 80% nếu người dùng cắm qua đêm và tiếp tục sạc đến 100% khi gần sáng. Những dòng điện thoại, laptop chơi game hiệu năng cao thậm chí đòi hỏi máy phải được cắm sạc khi sử dụng nếu muốn hoạt động hết công suất.
Tuy nhiên, rủi ro cháy nổ vẫn có thể xảy ra và người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát để hạn chế nguy cơ này.
Lý do khách quan đến từ nhà sản xuất khi sản phẩm bị lỗi sai trong thiết kế pin, dòng sạc. Trường hợp này hiếm xảy ra và các nhà sản xuất lớn đều sớm dừng bán hoặc đổi mới, thay thế pin, linh kiện lỗi. Năm 2016, Galaxy Note 7 từng gặp vấn đề về thiết kế khoang chứa pin và Samsung đã thu hồi gần như toàn bộ máy sau đó cũng như hoàn tiền cho khách hàng.
Theo kỹ sư Ung Thanh Vũ, làm việc ở Công ty TNHH thiết bị Điện Khang Thịnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, vừa sạc pin vừa dùng điện thoại có thể dẫn đến những tai nạn đau lòng.
Lý do vì khi sử dụng điện thoại và đồng thời cùng lúc sạc pin thì điện thoại phải tiêu thụ một nguồn năng lượng lớn. Trường hợp đối với các dòng điện thoại không có chế độ tự ngắt nguồn điện khi pin nóng thì pin điện thoại sẽ nóng dần lên và đến một ngưỡng nào đó sẽ phát nổ.
Ngoài ra ngoài thị trường có những loại pin, sạc, dây sạc không rõ xuất xứ, nguồn gốc rất kém chất lượng, không đáp ứng đúng, đủ tiêu chuẩn dành cho điện thoại sẽ gây lỗi pin hoặc cung cấp dòng điện lớn hơn khả năng tiếp nhận của điện thoại. Chính vì thế sẽ dẫn đến tình trạng hỏng hóc cũng như khiến pin có thể phát nổ sau một thời gian sử dụng.
Anh Vũ khuyên: "Tuyệt đối nói không với việc vừa dùng điện thoại vừa sạc pin. Đó là thói quen khó bỏ của một bộ phận người trẻ. Nhưng khó chứ không phải là không thể. Hãy xem những tai nạn từng xảy ra là bài học để cảnh giác và "biết sợ". Vì cứ tiếp diễn thói quen ấy thì đồng nghĩa với việc chấp nhận những mối nguy lửng lơ trên đầu".
Chuyên gia công nghệ Vũ Trọng Minh, khẳng định vừa sử dụng vừa cắm sạc không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy nổ. Các nhà sản xuất đều đã tính toán và không cấm việc này. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn có thể xảy ra trong trường hợp có thêm yếu tố khác tác động khác như sạc, cáp kém chất lượng, môi trường nhiệt độ cao, thiết bị lỗi.
Thanh Hiền (t/h)