Doanh nghiệp sa thải nhân viên để 'né' thưởng tết sẽ bị xử lý thế nào?

author 07:04 02/02/2018

(VietQ.vn) - Việc sa thải nhân viên để 'né' thưởng Tết có thể bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Để đảm bảo lợi ích cho bản thân, trước hết, người lao động cần tìm hiểu rõ nguyên nhân mà doanh nghiệp xác định để cho nghỉ việc sau đó người lao động có thể nộp đơn lên Tòa án để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Doanh nghiệp sa thải nhân viên để 'né' thưởng tết sẽ bị xử lý thế nào?

Doanh nghiệp sa thải nhân viên để 'né' thưởng Tết có thể bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa

Tại Bộ luật lao động năm 2012 quy định các trường hợp được phép chấm dứt hợp đồng lao động gồm:

1.Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động 2012

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Máy xay thịt 'nuốt' mất bàn tay của bé 5 tuổi(VietQ.vn) - Trong lúc người lớn không để ý, một bé 5 tuổi đã bị máy xay thịt cuốn tay vào máy khiến bàn tay bé bị dập nát.

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động muốn sa thải người lao động thì phải chứng minh được lỗi, nếu không là trái với quy định của pháp luật hiện hành. Hành vi này có thể bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, tội Buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật, được quy định như sau:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm:

- Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

- Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

- Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ một đến ba năm:

- Đối với 2 người trở lên;

- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

- Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

- Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một đến năm năm.

Minh Châu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang