Dùng lá Lộc mại trị đầy bụng, táo bón có thể mất mạng

authorThanh Nhàn 11:15 01/06/2018

(VietQ.vn) - Vụ việc bé gái 1 tuổi ở Phú Thọ bị tan máu cấp do mẹ cho ăn cháo lá Lộc mại để trị táo bón làm dấy lên nhiều hoang mang trong cộng đồng.

Trước đó, theo TS.BS.Lê Ngọc Duy, Phó trưởng khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, ngoài bé gái 1 tuổi ở Phú Thọ mới nhập viện vì ngộ độc lá Lộc mại, bệnh viện cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân khác phải nhập viện trong tình trạng da xanh, mệt mỏi, sốt nhẹ, nước tiểu màu đỏ vì đã uống lá Lộc mại.

Y văn Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của lá Lộc mại

Y văn Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của lá Lộc mại. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Duy, lá Lộc mại hay một số nơi gọi là “lá mọi” là lá của cây Lộc mại, một loại cây cao khoảng 2-3 mét mọc hoang dại. Y văn Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu về loại cây này.

Tuy nhiên, có nhiều người vẫn sử dụng lá Lộc mại để ăn và uống như một loại thuốc, do nghe lời mách bảo về công dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, kiết lỵ của lá Lộc mại dù chưa được kiểm chứng về tác dụng thực sự của nó.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ thì không nên sử dụng lá Lộc mại để điều trị bệnh vì có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong rất nhanh nếu như ăn và uống với số lượng lớn. Các biểu hiện thường gặp sau khi ăn là nhịp tim nhanh, bệnh nhân mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đầy bụng, đau vùng ruột, đi ngoài lỏng hoặc táo bón. Trẻ có nước tiểu màu đỏ, đái vặt và buốt. Cần chú ý là nước tiểu màu đỏ không phải là do đái ra máu mà là do một loại sắc tố của cây.

Phát hiện gây sốc về sự khó thụ thai ở phụ nữ hiện đại (VietQ.vn) - Một nhóm nghiên cứu đến từ Úc đã phát hiện ra, những phụ nữ thích đồ ăn nhanh khả năng khó thụ thai sẽ cao hơn so với những người có chế độ ăn lành mạnh.

Đa phần các bệnh nhân khi vào viện đều rơi vào tình trạng nguy kịch do bị tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng. Nhiều trường hợp do đến muộn, bị tan máu quá nhiều không kịp truyền máu đã dẫn đến tử vong.

Cây Lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour (thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae). Ở Việt Nam, cây có nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc mại, Lục mại, Mọ trắng, Rau mại, Rau mọi. Cây này có nhiều loại như: Lộc mại trái láng, lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ).

Lộc mại là cây gỗ nhỏ hay lớn, có thể cao đến 15m. Lá đa dạng, phiến hình bầu dục dài 10-14cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa, mỏng, có lông dày hay thưa có đốm trong, cuống ngắn hay dài đến 10cm. Cụm hoa dài có lông dày, hoa đực, dài 20 cm lông thưa, ngắn ở chùm hoa cái. Hoa đực có 15-20 nhị, hoa cái có bầu 2-3 ô, mỗi ô một noãn. Quả nang có lông dày dài khoảng 1cm. Hạt dài 3mm, màu trắng. Lộc mại ra hoa tháng 5-8, kết quả vào tháng 7.

Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hà Giang, Hà Tây, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hoà Bình.

Thanh Nhàn (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang