Đường gây hại đối với trẻ em giống như ảnh hưởng tới người lớn

authorA 12:08 04/08/2019

(VietQ.vn) - Trẻ em thì yêu đồ ngọt và rõ ràng, người lớn cũng vậy. Thế nhưng, ngay cả những người trưởng thành cực kì yêu thích đồ ngọt thì họ cũng có thể “ngó lơ” một túi kẹo to, trong khi đó, một đứa trẻ thông thường thì lại không.

“Ngay cả khi mới lọt lòng, các em bé luôn có khuynh hướng bẩm sinh là thích uống sữa mẹ bởi độ ngọt của chúng”. Câu nói được trích từ Juliana Cohen, Phó Giáo sư Chuyên ngành Dinh dưỡng của trường Merrimack College thuộc Northern Massachusetts và Đại học Harvard T.H. Trường Y tế Công cộng Chan.

Cohen trình bày một học thuyết phổ biến là: Khả năng ăn các đồ ăn chứa đường cho phép loài người trước đây một lợi thế tiến hóa. Trong tự nhiên, thức ăn ngọt như trái cây hay mật ong thường rất an toàn và giàu calo, trong khi đó, các thức ăn có vị đắng thì thường rất độc hại. Vì vậy, con người sinh ra với khuyng hướng tự nhiên là thích các đồ ăn chứa đường. Song, niềm yêu thích này lại giảm dần theo tuổi tác và trải nghiệm của từng người.

Sự giảm dần này là một điều tốt. Nghiên cứu đã liên tục đưa ra các bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa chế độ ăn uống chứa quá nhiều đường với nguy cơ tăng dần mắc các căn bệnh về béo phì, tiểu đường loại 2 và tim mạch. “Đường bổ sung”- một loại đường mà các nhà sản xuất thêm vào các sản phẩm chế biến hoặc đóng gói, khác với đường tồn tại tự nhiên trong thực phẩm toàn phần - có vẻ cực kì bất lợi cho sức khỏe. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mĩ (CDC) khuyến cáo rằng người trưởng thành nên giới hạn lượng đường bổ sung lấy vào trong cơ thể dưới 10% lượng calo mỗi ngày. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2014 trên Tạp chí Nội khoa JAMA phát hiện ra: những người vượt quá mức đường cho phép thì nguy cơ tử vong có liên quan đến vấn đề tim mạch lên đến 30%.

Nghiên cứu chỉ ra rằng: Hấp thụ dư thừa lượng đường cũng gây nguy hiểm cho trẻ em. CDC và Dietary Guidelines for Americans đều khuyên trẻ em 1 tuổi hoặc lớn hơn nên thực hiện quy tắc nghiêm ngặt giống như người trưởng thành: chỉ hấp thụ đường dưới 10% lượng calo mỗi ngày. Trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) thông báo trẻ em 2 tuổi hoặc lớn hơn thì không nên có bất kì lượng đường bổ sung nào trong bữa ăn. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được trình bày vào năm 2018 bởi CDC, các nhà khoa học phát hiện ra rằng: 60% trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì đều hấp thụ một phần nhỏ nào đó đường bổ sung, và một đứa trẻ từ 1 đến 2 tuổi thì lấy vào cơ thể hằng ngày từ 5.5 đến 7 thìa cà phê đường, rơi xấp xỉ vào khoảng từ 23 đến 29 gam.

Đối với trẻ lớn hơn (từ 2 đến 18 tuổi), AHA khuyến cáo rằng lượng đường bổ sung lấy vào cơ thể hằng ngày không nên vượt quá 25 gam, tương đương với 6 thìa cà phê. Tuy nhiên, trẻ vị thành niên nước Mĩ đã bỏ qua thông tin quý giá này. Dữ liệu CDC thu thập được chỉ ra rằng: từ năm 2009 đến 2012, một đứa trẻ nước Mĩ tiêu thụ đến 19 thìa cà phê đường mỗi ngày, đồng thời, tùy thuộc vào độ tuổi, một đứa trẻ sẽ hấp thụ đường vào cơ thể từ 11% đến 17% lượng calo.

Đường có hại với trẻ nhỏ như thế nào?

Nghiên cứu của Cohen tìm ra rằng: trẻ em mới tập đi uống đồ uống chứa chất nhiều tạo ngọt, cũng như trẻ có người mẹ hấp thụ loại đồ uống này trong thời kỳ mang thai, thường đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra đo trí thông minh và năng khiếu. Xi-rô ngô chứa hàm lượng fructose cao, một loại chất pha ngọt xuất hiện rất nhiều trong các loại đồ uống nhân tạo và thức ăn đóng gói, cũng cực kì có hại. “Thực tế, Xi-rô ngô fructose cao có thể ảnh hưởng đến chức năng của hồi hải mã trong các quá trình phát triển quan trọng của con người.” Cohen phát biểu. Và rõ ràng, hồi hải mã (một phần của não trước) đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên bộ nhớ và khả năng học tập.

Một nghiên cứu của trường Purdue University năm 2018 chỉ ra: nguồn thực phẩm chứ nhiều đường nhất trong bữa ăn hằng ngày của một đứa trẻ thông thường là các loại nước cam, soda và nước giải khát. Nghiên cứu khác có liên quan được xuất bản năm 2015 trên Tạp chí Dinh dưỡng cũng phát hiện: những đứa trẻ sử dụng soda, nước cam và các loại đồ uống có đường khác thường nặng cân hơn. Khi một vài trẻ trong số trên được yêu cầu thay đổi các loại nước uống có đường hoặc nước cam thành sữa hoặc nước, cân nặng của chúng có xu hướng giảm xuống rõ rệt. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, khi lượng đường lấy vào trong cơ thể trẻ nhỏ tăng lên, thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ và tiểu đường loại 2 cũng tăng theo.

Cohen và cộng sự truyền tải một thông điệp tới mọi người rằng: Không phải tất cả đồ ngọt đều có hại cho trẻ em, cũng như không nên hoàn toàn bắt trẻ phải từ bỏ chúng. “Một ít đường là tốt, nhưng với liều lượng mà hầu hết mọi người đang tiêu thụ ngày nay, chúng ta dường như đã mất đi phương hướng điều chỉnh đúng đắn”, Cohen nói.

“Hiện nay, đường được thêm vào rất nhiều so với ngày trước.” Trích từ Jennifer Hyland, Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại Cleveland Clinic, “Nếu bạn nhìn vào nhãn hiệu các hãng sản xuất đồ ăn, sẽ rất khó để tìm ra được thực phẩm chứa ít đường dành cho trẻ em”. Cô bổ sung thêm: sữa chua, ngũ cốc buổi sáng, sốt táo, món tráng miệng hay nước uống dành riêng cho trẻ em thì đều được đóng gói và sản xuất cùng với đường.

Tại sao đường lại là chất bổ sung trong thức ăn phổ biến đến như vậy?

“Ngành công nghiệp thực phẩm biết rằng khi họ thêm đường, khách hàng sẽ mua nhiều hơn”. Được nói bởi bác sĩ Robert Lustig, Nhà nghiên cứu về đường, đồng thời là cựu Giáo sư ngành Nhi khoa nội tiết của trường Đại học California, San Francisco. Lustig nói rằng trẻ con thường có xu hướng không thích các loại thức ăn quá đắng, chua hoặc mặn. Bổ sung đường vào các loại thức ăn này sẽ giúp chúng “ngụy trang” mùi vị một cách hiệu quả. “Đường làm giảm vị chua của chanh, vị đắng của socola, hay vị mặn của đậu phộng rang mật ong”. Bác sĩ nói.

Một giải pháp rõ ràng được đề cập bởi hầu hết các chuyên gia là tránh sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến hoặc đóng gói. Đối với các bậc cha mẹ không có thời gian hoặc không có nguồn thực phẩm đáng tin cậy ngay từ ban đầu, các chuyên gia gợi ý nên mua sắm các loại bơ đậu phộng, ngũ cốc dành cho bữa sáng, hoặc một số sản phẩm chứa ít hoặc hầu như không có đường bổ sung. Ngoài ra, trái cây, rau củ, sữa hoặc sữa chua không đường, và các loại thực phẩm chưa qua tinh chế có chứa đường tự nhiên là một lựa chọn khỏe mạnh, có thể bổ sung dinh dưỡng cho chế độ ăn hằng ngày của trẻ.

Đặc biệt, bạn nên khuyến khích con trẻ uống nước hoặc sữa mỗi ngày thay vì các loại nước ngọt bởi chúng chứa hàm lượng rất lớn đường bổ sung gây hại với bữa ăn hằng ngày.

“Tôi không hi vọng nghiên cứu này sẽ làm các bậc cha mẹ sợ hãi và khiến họ cảm thấy mình cần loại bỏ tất cả thức ăn ngay lập tức.” Hyland nói. “Nhưng chúng ta cũng cần ý thức hơn trong việc kiểm tra lượng đường bổ sung có trong các loại thực phẩm mà con em mình đang ăn”.

Huy Hoàng (theo: msn)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang