'Gã khổng lồ' giữ vai trò ‘kết liễu’ hãng công nghệ Huawei là ai?

author 16:00 30/05/2019

(VietQ.vn) - Cú “hất tay” mang yếu tố “kết liễu” đối với hãng công nghệ lớn thứ 2 thế giới Huawei chính là việc nhà sản xuất chip ARM quyết định dừng hợp tác.

Quyết định ngừng hợp tác của Google tưởng chừng đã là đòn giáng quá mạnh vào Huawei, nhưng trên thực tế, quyết định của ARM mới thực sự là đòn kết liễu dành hãng công nghệ  số 1 trên thị trường smartphone Trung Quốc.

Truyền thông quốc tế đăng tải, trong một bức thư nội bộ, ARM yêu cầu nhân viên "dừng toàn bộ các hợp đồng đang có hiệu lực, dừng hỗ trợ và các thương vụ đang tiến hành" với Huawei. Sau đó, nhà thiết kế chip của Anh đã lên tiếng khẳng định chính thức rằng quyết định này là chính xác.

Tất cả những người có hiểu biết về vai trò của ARM đều sẽ hiểu rằng, đây là dấu “chấm hết” của Huawei trên trường quốc tế, là cú “kết liễu” Huawei trên con đường bành trướng trở thành hãng công nghệ hàng đầu thế giới.

ga-khong-lo-giu-vai-tro-chat-chan-ket-lieu-hang-cong-nghe-huawei-la-ai

 Tỷ phú Masayoshi Son - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Softbank.

Tuy không trực tiếp sản xuất hay thiết kế ra những con chip sử dụng trên di động, kiến trúc ARM là cơ sở để tạo ra Apple A, Snapdragon của Qualcomm, Exynos của Samsung, Helios của MediaTek... Dĩ nhiên, Kirin của Huawei (hay đúng hơn là của HiSilicon, nhánh bán dẫn của Huawei) cũng được phát triển từ kiến trúc ARM.

Trên con chip Kirin 980 được Huawei sử dụng cho Mate 20 Pro và P30 Pro, HiSilicon đã dùng ít nhất 3 thiết kế tiêu chuẩn của ARM: nhân Cortex-A55, nhân Cortex-A76 và GPU Mali-G76. Kể cả trong trường hợp Huawei/HiSilicon tự tùy biến các nhân và GPU giống như những gì Qualcomm đã/đang làm, việc mua bản quyền kiến trúc từ ARM vẫn là không thể tránh khỏi. Có thể nói, 100% thiết bị trên thị trường smartphone hiện tại có sử dụng đến tài sản trí tuệ của ARM.

Vậy, ông chủ của ARM là ai? Vai trò của ông ta quan trọng cỡ nào trên thị trường công nghệ toàn cầu? 

ARM vốn thuộc sở hữu của Apple. Nhưng từ năm 2016, nhà mạng Nhật Bản Softbank đã bỏ ra 32 tỷ USD để thâu tóm ARM. Hiện tại, không rõ Apple còn nắm giữ cổ phần tại ARM hay không. 

Và tỉ phú Masayoshi Son, người Nhật Bản, chính là người nắm quyền kiểm soát ARM. Với giới công nghệ, nhà tài phiệt Masayoshi Son không phải cái tên xa lạ, bởi ông chính là nhà sáng lập tập đoàn viễn thông Nhật Bản Softbank và Vision - quỹ đầu tư công nghệ lớn nhất thế giới hiện nay.

Dù mức tài sản (theo đánh giá của Bloomberg là 17,4 tỷ USD xếp thứ 54 thế giới, Forbes thì xếp hạng thứ 43 thế giới với 22,7 tỷ USD) chưa thể so với nhiều tỷ phú công nghệ, nhưng tài phiệt Son có ảnh hưởng đáng nể. Thông qua Softbank và Vision, ông Son đầu tư chiếm cổ phần lớn ở nhiều tên tuổi công nghệ như: ARM, WeWork, Fortress Investment Group, Boston Dynamics, Sprint, Alibaba, Yahoo! Nhật, Uber, Didi Chuxing, Ola, Grab, InMobi, Hike, Snapdeal, Brain, Fanatics, Guardant Health, Improbable Worlds, Mapbox, Nauto, One97 Communications...

Với việc có khả năng chi phối nhiều ông lớn trong ngành “taxi công nghệ” gồm Uber, Didi Chuxing, Ola và Grab, tỷ phú Son được xem như “ông trùm” về mảng này, trực tiếp tái cơ cấu các hãng trên để phân chia thị trường: Uber ở châu Mỹ và châu Âu, Grab ở Đông Nam Á, Didi Chuxing ở Trung Quốc và Ola tại Ấn Độ.

Đặc biệt, Softbank và Vision lần lượt chiếm 75% và 25% cổ phần tại ARM thì nhà tài phiệt Nhật xem như kiểm soát hoàn toàn ARM. Chính vì thế, nhiều cơ quan truyền thông ví ông Son như người nắm nền tảng quan trọng nhất của ngành sản xuất chip.

Tại Trung Quốc, tài phiệt Nhật Bản Masayoshi Son đã đầu tư không ít vào các dự án liên quan lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử.

Điển hình như ông là nhà đầu tư lớn của hãng “taxi công nghệ” Didi Chuxing của Trung Quốc. Đây là đối thủ đã thâu tóm mảng kinh doanh của Uber tại Trung Quốc đại lục vào năm 2016. Đến năm 2017, Quỹ đầu tư Vision của tài phiệt Son đã bỏ 6 tỷ USD vào Didi Chuxing. Hai bên lại cùng nhau đầu tư thêm vào mảng taxi tại Nhật. Mới đây, hồi tháng 3 năm nay, một số chuyên trang tài chính và công nghệ thông tin phía ông Son sẽ rót thêm 1,6 tỷ USD cho Didi Chuxing.

Trong số các dự án của ông Son ở Trung Quốc, nổi bật nhất phải kể đến là Alibaba. Cuối năm 1999, Softbank của ông và Tập đoàn tài chính Goldman Sachs đã trở thành những “nhà đầu tư thiên thần”, bỏ ra 25 triệu USD để “chàng trai trẻ” Jack Ma khởi sự Alibaba. Đây là dự án mà Jack Ma khởi nghiệp trước đó khoảng 6 tháng. Kể từ đó đến nay, tài phiệt Son luôn song hành cùng sự hình thành “đế chế” Alibaba và Tập đoàn Softbank của ông chiếm gần 30% cổ phần tại đây.

Bán được 58,4 triệu smartphone, Huawei vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn cầu(VietQ.vn) - Nhiều lệnh mới ban hành từ phía Mỹ khiến Huawei gặp khủng hoảng gần 1 tháng qua chưa ngăn được tốc độ tăng trưởng của hãng công nghệ này trong quý 1/2019.

Trong quá trình đó, vào năm 2014, ông đã thu lợi không ít khi Alibaba phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đạt giá trị thị trường ở mức kỷ lục hơn 170 tỷ USD, huy động số tiền 25 tỷ USD. Cú hích này đã giúp tỷ phú Son trở thành người giàu nhất Nhật Bản khi đó, Tập đoàn Softbank của ông nắm giữ khoảng 34% cổ phần của Alibaba. Trong thương vụ Alibaba “lên sàn” chứng khoán New York, một số tập đoàn khác cũng gặt hái nhiều thành quả.

Đến nay, Softbank chiếm gần 30% cổ phần của Alibaba - hiện có giá trị vốn hóa khoảng 400 tỷ USD.

Thu Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang