Hà Nội đã phân hạng được 127 sản phẩm OCOP

author 14:40 03/11/2020

(VietQ.vn) - Từ đầu năm đến nay, Hà Nội mới phân hạng được 127 sản phẩm OCOP và phấn đấu từ nay đến cuối năm phân hạng được ít nhất 700 sản phẩm trở lên

Theo thông tin từ Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội, trong năm 2019 thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng tổng số 301 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 207 sản phẩm 4 sao, 88 sản phẩm 3 sao, đạt 100,3% kế hoạch năm 2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đến nay các huyện, thị xã mới tổ chức đánh giá, phân hạng được 127 sản phẩm. Hiện nay đang hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố đánh giá công nhận theo quy định.

 Ảnh minh họa

Nhìn chung công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội từ cấp huyện đến thành phố đã được thực hiện khách quan, minh bạch, công khai, bảo đảm đúng quy trình hướng dẫn của Trung ương. Điển hình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các quận, huyện tham gia đánh giá là huyện Đông Anh là đơn vị đánh giá sản phẩm đầu tiên của Thành phố nhưng rất bài bản, khoa học từ việc bố trí kinh phí và phương pháp tổ chức thực hiện. Các quận, huyện, thị xã còn lại tuy triển khai sau nhưng đã tích cực vào cuộc và có sự chỉ đạo đồng bộ trong hệ thống chính trị, nổi bật như Gia Lâm, Thường Tín, Chương Mỹ, Thanh Trì… Đồng thời có 2 quận đầu tiên có sản phẩm tham gia đánh giá cấp Thành phố là quận Thanh Xuân 12 sản phẩm và quận Hà Đông 21 sản phẩm.

Bên cạnh đó, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền, bước đầu được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm và đánh giá cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Thủ đô. Thông qua các hình thức tuyên truyền, các lớp đào tạo, tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Có thể thấy, chương trình đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, với 301 sản phẩm của 75 chủ thể là doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh tham gia dự thi với 1.803 lao động tham gia trực tiếp tạo ra các sản phẩm dự thi. Đồng thời khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền. Tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, bảo đảm về chất lượng, việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Các chủ thể OCOP bước đầu tham gia rất nhiệt tình, có cơ hội tìm hiểu, củng cố, nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cởi mở trao đổi, chia sẻ với đối tác và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời các cấp chính quyền từ Thành phố, quận, huyện, thị xã và cấp xã đã tích cực vào cuộc, kịp thời hướng dẫn các chủ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ, hoàn thiện sản phẩm.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm của chủ thể còn lúng túng, câu chuyện sản phẩm còn đơn giản, chưa gắn kết với lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương; nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch- truyền thống- lễ hội còn chưa triển khai thực hiện. Các cấp chính quyền từ Thành phố, quận, huyện, thị xã và các đơn vị tư vấn mới chỉ tập trung hỗ trợ các chủ thể về hoàn thiện thủ tục hồ sơ minh chứng, nâng cấp chất lượng sản phẩm còn chưa có chính sách hỗ trợ động viên các chủ thể có sản phẩm đạt sao sau khi dự thi.

Vì vậy, theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT, từ nay đến cuối năm các quận, huyện, thị xã sẽ tập trung cho việc khảo sát các chủ thể có sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP trên địa bàn nhằm phân nhóm, phân hạng sản phẩm, từ đó có chính sách hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện cho các sản phẩm tham gia dự thi chương trình OCOP của năm 2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Đồng thời phấn đấu trong năm 2020 tổ chức đánh giá, phân hạng được ít nhất 700 sản phẩm trở lên.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm, sử dụng.

Nâng cấp phần mềm hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm sản của Thành phố (hn.check.net.vn), trang điện tử “nongthonmoihanoi.gov.vn” phục vụ công tác quản lý nhà nước và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP Hà Nội. Hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm OCOP đã được Thành phố quyết định công nhận cấp sao. Ban hành hướng dẫn về quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP, thứ hạng sao lên tem, bao bì, nhãn mác các sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên của Thành phố Hà Nội để thuận lợi trong công tác quản lý và nhận diện.

 Thu Hà

Theo thông tin từ Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội, trong năm 2019 thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng tổng số 301 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 207 sản phẩm 4 sao, 88 sản phẩm 3 sao, đạt 100,3% kế hoạch năm 2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đến nay các huyện, thị xã mới tổ chức đánh giá, phân hạng được 127 sản phẩm. Hiện nay đang hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố đánh giá công nhận theo quy định.
Nhìn chung công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội từ cấp huyện đến thành phố đã được thực hiện khách quan, minh bạch, công khai, bảo đảm đúng quy trình hướng dẫn của Trung ương. Điển hình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các quận, huyện tham gia đánh giá là huyện Đông Anh là đơn vị đánh giá sản phẩm đầu tiên của Thành phố nhưng rất bài bản, khoa học từ việc bố trí kinh phí và phương pháp tổ chức thực hiện. Các quận, huyện, thị xã còn lại tuy triển khai sau nhưng đã tích cực vào cuộc và có sự chỉ đạo đồng bộ trong hệ thống chính trị, nổi bật như Gia Lâm, Thường Tín, Chương Mỹ, Thanh Trì… Đồng thời có 2 quận đầu tiên có sản phẩm tham gia đánh giá cấp Thành phố là quận Thanh Xuân 12 sản phẩm và quận Hà Đông 21 sản phẩm.
Bên cạnh đó, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền, bước đầu được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm và đánh giá cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Thủ đô. Thông qua các hình thức tuyên truyền, các lớp đào tạo, tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Có thể thấy, chương trình đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, với 301 sản phẩm của 75 chủ thể là doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh tham gia dự thi với 1.803 lao động tham gia trực tiếp tạo ra các sản phẩm dự thi. Đồng thời khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền. Tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, bảo đảm về chất lượng, việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Các chủ thể OCOP bước đầu tham gia rất nhiệt tình, có cơ hội tìm hiểu, củng cố, nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cởi mở trao đổi, chia sẻ với đối tác và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời các cấp chính quyền từ Thành phố, quận, huyện, thị xã và cấp xã đã tích cực vào cuộc, kịp thời hướng dẫn các chủ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ, hoàn thiện sản phẩm.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm của chủ thể còn lúng túng, câu chuyện sản phẩm còn đơn giản, chưa gắn kết với lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương; nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch- truyền thống- lễ hội còn chưa triển khai thực hiện. Các cấp chính quyền từ Thành phố, quận, huyện, thị xã và các đơn vị tư vấn mới chỉ tập trung hỗ trợ các chủ thể về hoàn thiện thủ tục hồ sơ minh chứng, nâng cấp chất lượng sản phẩm còn chưa có chính sách hỗ trợ động viên các chủ thể có sản phẩm đạt sao sau khi dự thi.

Vì vậy, theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT, từ nay đến cuối năm các quận, huyện, thị xã sẽ tập trung cho việc khảo sát các chủ thể có sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP trên địa bàn nhằm phân nhóm, phân hạng sản phẩm, từ đó có chính sách hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện cho các sản phẩm tham gia dự thi chương trình OCOP của năm 2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Đồng thời phấn đấu trong năm 2020 tổ chức đánh giá, phân hạng được ít nhất 700 sản phẩm trở lên.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm, sử dụng.

Nâng cấp phần mềm hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm sản của Thành phố (hn.check.net.vn), trang điện tử “nongthonmoihanoi.gov.vn” phục vụ công tác quản lý nhà nước và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP Hà Nội. Hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm OCOP đã được Thành phố quyết định công nhận cấp sao. Ban hành hướng dẫn về quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận OCOP, thứ hạng sao lên tem, bao bì, nhãn mác các sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên của Thành phố Hà Nội để thuận lợi trong công tác quản lý và nhận diện.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang