Hà Nội đề nghị người dân tẩy chay thực phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn trong tình hình mới
Tăng cường hạ tầng chất lượng thông qua hoạt động đánh giá tác động quy định
Tiêu chuẩn GHG Protocol về đo lường và báo cáo phát thải khí nhà kính
Kiểm soát chất lượng hàng hoá dịp Tết Trung thu năm 2024
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố đã tập trung lãnh đạo, triển khai tổ chức thực hiện bằng nhiều giải pháp cấp bách, phù hợp với thực tiễn của Thủ đô Hà Nội nhằm đẩy mạnh công tác an ninh, an toàn thực phẩm.
Do đó, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm được tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, từ đó giúp nâng cao hơn nhận thức của các cấp quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm chưa đầy đủ; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Lỗi vi phạm của các cơ sở chủ yếu về điều kiện vệ sinh, không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm, không xuất trình được nguồn gốc thực phẩm, không phân khu riêng biệt thực phẩm sống và chín, điều này rất dễ gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Thực phẩm không đảm bảo an toàn nên bị tẩy chay. Ảnh minh họa
Tình hình vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không đảm bảo an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp. Các đối tượng kinh doanh vận chuyển gia cầm hoạt động chủ yếu vào ban đêm và rạng sáng, thường xuyên thay đổi tuyến đường, thời gian, địa điểm tập kết, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm.
Thực trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc ở cổng trường học, các khu công nghiệp với đối tượng là học sinh, công nhân khá phức tạp. Việc kiểm soát thực phẩm ở khu công nghiệp và trường học chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ riêng một lần kiểm tra ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), lực lượng chức năng phát hiện tại cổng trường Tiểu học Đức Thắng và Mầm non Sao Mai bày bán hơn 1.700 mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư, chủ động khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trước hết là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố về ý nghĩa, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với đời sống xã hội, sức khỏe con người, sự phát triển giống nòi và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Mọi người dân có quyền được sử dụng thực phẩm an toàn và có nghĩa vụ bảo đảm an toàn thực phẩm. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ thực phẩm trên địa bàn phải có trách nhiệm và uy tín bảo đảm an toàn thực phẩm để phục vụ đời sống của nhân dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm, nhất là Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Vận động các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhà cung cấp, phân phối và người tiêu dùng thực phẩm tự giác, gương mẫu thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, thói quen, cách sống mất vệ sinh, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chính quyền các cấp. Xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng hết sức quan trọng.
Chỉ đạo đưa các tiêu chí về đảm bảo an toàn thực phẩm vào chương trình hoạt động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, từng giai đoạn của địa phương. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ được giao trên địa bàn quản lý, theo lĩnh vực phụ trách.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. Có chính sách thỏa đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm.
Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm…
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm
Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm: Thực hành vệ sinh tốt (GHP) và Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) nhằm mục đích: Cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn về việc áp dụng các GHP được áp dụng trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng; cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng các nguyên tắc HACCP; làm rõ mối quan hệ giữa GHP và HACCP; cung cấp cơ sở để có thể thiết lập các quy phạm thực hành dành riêng cho ngành và sản phẩm.
Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc chung để sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng dựa trên các biện pháp kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm cần thiết được thực hiện trong sản xuất (bao gồm cả sản xuất ban đầu), chế biến, chuẩn bị, bao gói, bảo quản, phân phối, bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, vận chuyển thực phẩm cũng như các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cụ thể sẽ được áp dụng ở các bước nhất định trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, khi thích hợp.
An Dương