Hà Nội: Nâng cao chất lượng chiếu sáng công cộng đô thị theo tiêu chuẩn an toàn

author 14:03 14/03/2023

(VietQ.vn) - Mới đây UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch nâng cao chất lượng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả giai đoạn 2021-2025.

Theo kế hoạch, UBND Thành phố xác định rõ các mục tiêu cụ thể, đó là: Bảo đảm chiếu sáng theo quy chuẩn, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện; đạt tỷ lệ 100% đường đô thị, tối thiểu 80% ngõ, xóm được chiếu sáng; hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được đầu tư xây dựng đạt quy chuẩn và an toàn trong vận hành bảo dưỡng.

Thành phố cũng nâng cao chất lượng chiếu sáng công cộng đô thị và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện; nghiên cứu và từng bước sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) trong chiếu sáng công cộng đô thị. Các công trình giao thông được chiếu sáng đầy đủ với chức năng định vị và dẫn hướng; thiết kế chiếu sáng có tính thẩm mỹ cao; thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng. Chiếu sáng không gian công cộng đô thị, chiếu sáng trang trí phải bảo đảm các yêu cầu về ánh sáng an toàn góp phần bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ an ninh trật tự.

 Hà Nội nâng cao chất lượng chiếu sáng công cộng đô thị theo tiêu chuẩn an toàn. Ảnh minh họa

Cùng với đó, mở rộng phạm vi hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị được quản lý vận hành và điều khiển bằng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng. Thực hiện việc hạ ngầm đường dây cấp điện chiếu sáng, bao gồm công tác cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng hiện có tại các tuyến phố, ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi của các đơn vị viễn thông. Nghiên cứu, hiện thực hóa các giải pháp để hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị trở thành bộ phận quan trọng của đô thị thông minh.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, kế hoạch đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị. Trong đó, xây dựng và phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050; mở rộng phạm vi hoạt động và từng bước nâng cấp Trung tâm Điều khiển chiếu sáng Thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa công tác quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng Thành phố, cập nhật trên bản đồ GIS.

Thành phố cũng xây dựng mới hệ thống chiếu sáng tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ chưa có hệ thống chiếu sáng, ưu tiên các tuyến đường có mật độ giao thông cao, các tuyến đường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; Khối lượng thực hiện 44 công trình; tổng mức đầu tư dự kiến 300 tỷ đồng; thời gian thực hiện trong 3 năm 2023-2025. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng tại các tuyến ngõ, xóm hiện chưa có chiếu sáng tại 12 quận nội thành và các huyện, thị xã (không bao gồm các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì trong lộ trình lên quận); khối lượng thực hiện 350km; tổng mức đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng; thời gian thực hiện trong 3 năm 2023-2025.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5828 : 1994 - Đèn điện chiếu sáng đường phố

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kĩ thuật chung đối với đèn điện chiếu sáng đường phố làm việc với bóng đèn phóng điện trong chất khí, điện áp danh định đến 220V, tần số danh định 50Hz.

Đường phân bố cường độ sáng của đèn điện chiếu sáng đường phố phải có dạng bán rộng.

Cường độ ánh sáng tính theo bóng đèn có quang thông quy ước là 10001m trong vùng α = 75 ÷ 90o so với phương thẳng đứng ở mặt phẳng cắt ngang đèn không được lớn hơn giá trị cho 200, 80, 25,  20.

Hệ số sử dụng quang thông theo độ rọi không được nhỏ hơn 0,2 và hệ số khuếch đại của đèn điện không được nhỏ hơn 1,8.

Hệ số hiệu dụng của đèn điện không được nhỏ hơn 70%. Đối với đèn có hai bóng trở lên cho phép giảm đi 5%.

Tấm phản quang có hệ số phản quang không nhỏ hơn 0,8.

Tấm bảo vệ có hệ số khúc xạ không nhỏ hơn 0,85.

Yêu cầu về kết cấu

Đèn điện được chế tạo theo cấp bảo vệ IP 23.

Kết cấu kẹp giữ của đèn điện phải đảm bảo giữ đèn chắc chắn ở vị trí làm việc các vít và mối ghép bằng vít, bu lông phải đảm bảo chống tự tháo lỏng.

Đui để lắp bóng đèn phải phù hợp với TCVN 1835:1976.

Các chi tiết bằng kim loại phải được bảo vệ chống gỉ. Tấm phản quang phải đảm bảo độ bền của lớp mạ, sau khi thử sương muối 72h tấm phản quang không được có vết gỉ.

Đèn điện phải chịu lực tác động của mưa nhân tạo với lưu lượng 5mm/phút.

Dây dẫn bên trong đèn phải có mặt cắt phù hợp công suất của bóng đèn nhưng không được nhỏ hơn 0,5mm2.

Yêu về an toàn điện

Đên cần được chế tạo theo cấp bảo vệ chống điện giật 01.

Vít để nối đất phải đảm bảo nối đất chắc chắn và có đường kính không nhỏ hơn 4mm và phải có kí hiệu nối đất.

Chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các chi tiết không nhỏ hơn giá trị cho trong bảng 2. Điện trở cách điện giữa các phần mang điện và bộ phận bằng kim loại khác, sau khi thử nóng ẩm không đổi 48h không được nhỏ hơn 2M:

Cách điện giữa các phần mang điện và các bộ phận kim loại khác, sau khi thử nóng ẩm không đổi 48h phải chịu được điện áp thử 1500v/min mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

Ghi nhãn

Nhãn phải rõ ràng, bền với nội dung sau:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Kiểu đèn;

- Công suất điện áp danh định.

 An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang