Xử lý kịp thời lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội và Thanh Hóa
Hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Nhất Hương làm Bánh điêu khắc 3D gửi lời chúc tới Nguyễn Xuân Son bằng thơ Lục Bát
TCVN 12827:2023: Truy xuất nguồn gốc rau quả tươi nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Phát hiện hơn 2,1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc tại Hà Nội
Lực lượng công an Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh tại địa chỉ ngõ 21 Tựu Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội do bà P.T.H (sinh năm 1992) làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện hơn 2,1 tấn thực phẩm đông lạnh (nầm lợn, tràng trứng, tràng lợn, kê gà, mề gà,...) không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm định chất lượng. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh, hoá đơn chứng từ số hàng hoá trên.
Chủ cơ sở khai nhận thu mua số hàng hoá trên trôi nổi trên thị trường và bán lại cho các khách hàng có nhu cầu tại Hà Nội và địa bàn một số tỉnh lân cận. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hoá trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Số thực phẩm không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng kiểm tra thu giữ
Trước đó, ngày 7/1/2025, Đội 3 - Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sơ chế, kinh doanh thực phẩm đông lạnh Minh Quý (địa chỉ tại thôn Làng Kim 1, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chưa xuất trình được hoá đơn, chứng minh nguồn gốc xuất xứ khoảng 3 tấn hàng hoá (nầm, tràng, chân gà, thịt, đuôi trâu bò các loại). Căn cứ quy định, tổ công tác lập hồ sơ xử lý, đồng thời tạm giữ số tang vật để xử lý theo quy định.
Thanh Hóa phát hiện gần 1,8 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 10 (Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa) đã phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Thanh Hóa đã phát hiện 1.384 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ (chân gà, chân gà rút xương, thịt sấy khô, mít sấy, tràng và trứng non); 75 kg Ức vịt nhập lậu; 332,1 kg thực phẩm quá hạn sử dụng (chân giò ủ muối, chả sụn non, xúc xích các loại) trị giá 149 triệu đồng; trình cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 123 triệu đồng.
Nói tới thực phẩm không rõ nguồn gốc, theo lực lượng chức năng, thực tế đến nay chưa ai thống kê được trên thị trường có bao nhiêu loại thực phẩm không rõ nguồn gốc đang tồn tại. Bất cứ mặt hàng nào trong nước có và thị trường cần là nó lập tức xuất hiện.
Thực phẩm là mặt hàng "nhạy cảm" vì nó liên quan đến sức khoẻ, tính mạng của con người nên nó có những quy định hết sức khắt khe. Đặc biệt với những mặt hàng do nước ngoài sản xuất theo quy định đều phải được Bộ Y tế kiểm định, được Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì nó mới được bán trên thị trường. Nhưng thực phẩm nhập lậu thì chẳng có tờ giấy "thông hành" nào, bằng nhiều con đường nó vẫn "chễm chệ" có mặt trong chợ, quán ăn, nhà hàng, thậm chí trong cả bữa cơm gia đình.
Đối với thực phẩm không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người. Bởi quá trình vận chuyển, bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thường không được đảm bảo an toàn trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Thậm chí thực phẩm không rõ nguồn gốc thường sử dụng các loại hóa chất bảo quản độc hại. Nếu thường xuyên ăn phải thực phẩm này nguy cơ ngộ độc, ung thư rất cao.
Do đó, để đảm bảo an toàn người tiêu dùng nên lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nên ham rẻ để rồi tiền mất tật mang.
Bảo Linh (t/h)