Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thụy Điển và khuyến cáo đối với doanh nghiệp Việt Nam
Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua sản phẩm giá rẻ trên sàn thương mại điện tử Temu
Rà soát chặt chẽ và xử lý các sàn giao dịch thương mại có dấu hiệu vi phạm
Cảnh báo sớm để sản phẩm gỗ Việt Nam phát triển bền vững tại thị trường Hoa Kỳ
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Cơ quan An toàn Thực phẩm Thụy Điển đã phối hợp cùng cảnh sát, Cơ quan Môi trường Lao động, Hải quan và nhiều thành phố thực hiện chiến dịch này nhằm kiểm tra các nhà phân phối gạo.
Hơn 600 tấn gạo basmati đã được kiểm tra và phát hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm côn trùng, gạo hết hạn và nhãn mác ngày tháng bị giả mạo. Ở một số trường hợp, các nhà phân phối không thể cung cấp thông tin nguồn gốc gạo.
Chỉ có 5% trong số gạo kiểm tra đạt chất lượng như cam kết. Tại nhà máy sản xuất gạo duy nhất ở Eskilstuna, cơ quan chức năng phát hiện gạo không phân loại đang được đóng gói lại thành gạo basmati trong một đợt kiểm tra bất ngờ.
Chính quyền thành phố đã khởi tố công ty này vì vi phạm Luật Thực phẩm, làm giả hồ sơ và khai báo sai. Tuy nhiên, theo trưởng điều tra sơ bộ Anton Larsson Forsberg, cảnh sát chưa có động thái cụ thể. Tổng cộng, 20 công ty ở 6 thành phố bị kiểm tra, với 5 công ty bị cấm bán và 14 công ty phải sửa nhãn mác.
Động thái này của Thuỵ Điển một lần nữa cho thấy đây là thị trường có rất nhiều quy định khắt khe về sản phẩm. Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán thương mại tại Thụy Điển cho biết, Thuỵ Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung có rất nhiều quy định, tiêu chí khắt khe về hàng hoá nhập khẩu, trong đó có gạo. Do đó, doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý đến những quy định của thị trường nhằm giữ thị phần cho sản phẩm, hàng hoá. Đối với hạt gạo Việt, thời gian qua, Thương vụ đã tìm mọi giải pháp để đưa được hạt vào Việt Nam vào thị trường Thuỵ Điển.
Theo đó, trước năm 2019, mặt hàng gạo Việt Nam gần như vắng bóng trên thị trường Thụy Điển. Sau khi vận động cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam ở Thụy Điển “ưu tiên kinh doanh hàng Việt Nam”, Thương vụ đã tích cực giới thiệu và quảng bá gạo Việt Nam. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các đầu mối nhập khẩu hàng châu Á nhập khẩu hàng. May mắn là, các doanh nghiệp Việt kiều tại Thuỵ Điển đã rất tích cực phối hợp cùng Thương vụ quảng bá, đưa hạt gạo Việt vào bán tại thị trường này.
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu gạo vào các thị trường thuộc khối EU. Ảnh minh họa
Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu gạo vào các thị trường thuộc khối Liên minh châu Âu
Năm 2023, xuất khẩu gạo sang khối thị trường Liên minh châu Âu (EU) đạt gần 104.000 tấn (cao hơn con số hạn ngạch là 80.000 tấn/năm) với giá trị thu về 71,7 triệu USD. Việt Nam đã được xuất khẩu gạo tới 26/27 quốc gia thành viên trong khối EU. Đứng đầu là Đức với khối lượng đạt 23.328 tấn, chiếm 22,4% thị phần; tiếp theo là Ba Lan với 14.726 tấn, chiếm 14,2% thị phần…
Có thể thấy, sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường EU là nhờ các doanh nghiệp đã và đang tận dụng các cơ hội từ EVFTA. Nhiều doanh nghiệp đã có doanh thu tốt nhờ phát triển thị trường xuất khẩu sang EU. So với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là nước có thể cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường EU là nhờ việc đã ký kết và tận dụng tốt lợi thế từ Hiệp định EVFTA.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì mỗi năm nước ta xuất khẩu sang thị trường EU khoảng 100.000 tấn gạo/năm. Hiện nay, theo cam kết EVFTA, phía bạn dành cho ta mức hạn ngạch 80.000 tấn/năm miễn thuế.
Khi Việt Nam tham gia EVFTA, các điều kiện tiêu chuẩn mà EU áp cho hàng hóa Việt Nam, trong đó có gạo là rất cao, kể cả về quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, dán nhãn sản phẩm… Bên cạnh đó, theo Nghị định 103 quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thơm vào EU phải đáp ứng các yêu cầu về nguồn giống; phải có diện tích vùng trồng, địa điểm sản xuất đáp ứng yêu cầu; có các biên bản kiểm tra đánh giá chất lượng từng lô hàng ở từng thời điểm kiểm tra để có thể xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này… Thông qua đó, các doanh nghiệp đã có sự thay đổi, cải thiện về quá trình sản xuất để đáp ứng được tiêu chuẩn của EU và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao, không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường EU mà còn nhiều thị trường khó tính khác.
Để được xuất khẩu, các thương nhân Việt Nam phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được quy định rõ. Đơn cử như Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo đã quy định chặt chẽ việc thương nhân xuất khẩu gạo phải có được cơ sở sản xuất, chế biến; phải đầu tư vùng trồng, liên kết chặt chẽ với bà con nông dân và đưa ra các quy trình canh tác chặt chẽ để đưa ra các sản phẩm chất lượng cao vào các thị trường khó tính…
Ngày 4/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU để được miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch 80.000 tấn mỗi năm trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Theo đó, điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận gồm:
1- Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố).
2- Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra bảo đảm độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%.
Trong vòng 20 ngày trước khi thu hoạch, đơn vị xuất khẩu phải gửi thông báo tới tổ chức kiểm tra đồng ruộng một lần theo mẫu quy định tại phụ lục I, II được ban hành kèm theo Nghị định (file đính kèm). Ngoài ra, đơn vị xuất khẩu gạo thơm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng giống theo quy định trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay xát, chế biến và đóng gói.
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại và hủy bỏ chứng nhận.
Theo cam kết trong khuôn khổ EVFTA, EU dành cho Việt Nam 80.000 tấn gạo được hưởng thuế suất 0%, trong đó gạo chưa xay xát là 20.000 tấn, gạo xay xát và gạo thơm là 60.000 tấn. Việc đưa ra lộ trình nhằm đảm bảo việc tiêu thụ và tránh bị dồn ứ mặt hàng gạo trên thị trường.
Trước đó, do chưa có Nghị định quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU nên doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế xuất khẩu lên đến 45% thay vì được hưởng 0% kể từ khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020.
Khánh Mai (t/h)