Hệ sinh thái khởi nghiệp châu Á - Thái Bình Dương được rót thêm 100 triệu USD
Tập trung nguồn lực, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vững mạnh
Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đông Nam Á có những bước nhảy vọt bất chấp dịch Covid-19
Việt Nam - 'Ngôi sao đang lên' trong lĩnh vực khởi nghiệp ở Đông Nam Á
Huawei cho biết chương trình này sẽ tập trung nỗ lực vào việc phát triển bốn trung tâm khởi nghiệp bổ sung ở Indonesia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam. Mục tiêu tổng thể là tuyển dụng tổng cộng 1.000 công ty khởi nghiệp vào chương trình tăng tốc Spark và phát triển 100 trong số đó trở thành các startup mở rộng (scale-up).
Huawei cũng đã khởi động Chương trình hợp tác và đổi mới trên nền tảng Cloud-plus-Cloud, nhằm tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới. Huawei sẽ nỗ lực không ngừng và tận dụng danh mục kinh doanh hoàn chỉnh của mình trong không gian hợp tác Cloud-plus-Cloud để thúc đẩy đổi mới công nghệ, dịch vụ toàn cầu và địa phương cũng như hệ sinh thái kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.
Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Thành viên Hội đồng quản trị Huawei Catherine Chen khẳng định, các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người đổi mới, đột phá và tiên phong trong thời đại này.
34 năm trước, Huawei là một công ty khởi nghiệp chỉ với 5.000 USD vốn đăng ký. Vì thế, gần đây, Huawei đã suy nghĩ làm thế nào để có thể tận dụng kinh nghiệm và nguồn lực của mình để giúp nhiều công ty khởi nghiệp hơn giải quyết những thách thức của họ. Điều này cho phép các công ty khởi nghiệp nắm bắt cơ hội do chuyển đổi số mang lại, đạt được thành công trong kinh doanh và phát triển các sản phẩm và giải pháp sáng tạo hơn cho thế giới.
Zhang Ping'an, Giám đốc điều hành Bộ phận kinh doanh đám mây của Huawei cho biết, kể từ khi thành lập vào năm 2017, Huawei Cloud đã trở thành đám mây phát triển nhanh nhất thế giới và đã thúc đẩy sự phát triển của vô số công ty khởi nghiệp. Năm ngoái, chúng tôi đã khởi động Chương trình Spark trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Thông qua chương trình này, Huawei đang làm việc với chính quyền địa phương, các cơ sở ươm tạo hàng đầu, các công ty đầu tư khởi nghiệp nổi tiếng và các trường đại học hàng đầu để xây dựng nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp ở nhiều khu vực. Hiện đã có 40 công ty khởi nghiệp đang tham gia chương trình của Huawei Cloud.
Thời gian tới Huawei sẽ tăng cường hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp thông qua bốn sáng kiến mới, nhằm thúc đẩy hợp tác cloud-plus-cloud, đổi mới công nghệ liên tục, dịch vụ toàn cầu và địa phương cũng như hệ sinh thái kinh doanh chất lượng cao. Thông qua chương trình Hợp tác cloud-plus-cloud và Đổi sáng tạo mới chung (Cloud-plus-Cloud Collaboration and Joint Innovation Program), Huawei sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp với nguồn lực trị giá 40 triệu USD. Một nửa khoản đầu tư đó đến từ Huawei Cloud, một nửa từ Dịch vụ di động của Huawei (HMS).
Ảnh minh họa
Liên quan tới vấn đề trên, Công ty đầu tư mạo hiểm (VC) Golden Gate Ventures vừa công bố báo cáo trong đó nêu lên nhận định, đến cuối thập kỷ này sẽ có thêm nhiều công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á xuất hiện, với số lượng các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hằng năm trong khu vực này dự kiến vượt qua con số 300 vào năm 2030.
Báo cáo đánh giá, Việt Nam được đánh giá là “ngôi sao đang lên” của khu vực và sẽ nổi lên trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba ở Đông Nam Á vào năm 2022, với thêm nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực cam kết rót vốn đầu tư giai đoạn đầu vào các công ty khởi nghiệp tại đây.
Theo báo cáo, số lượng các công ty IPO sẽ gần gấp 3 lần số lượng các công ty khu vực đã niêm yết cổ phiếu trong năm 2020. Một số công ty có khả năng sẽ niêm yết như công ty mua bán trực tuyến Carousell, nền tảng bất động sản PropertyGuru và công ty du lịch Traveloka... Golden Gate Ventures cũng dự đoán, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực giải trí và truyền thông sẽ tăng lên đáng kể trong thập kỷ này.
Báo cáo của Golden Gate Ventures lưu ý rằng, khoảng 100 triệu SGD đã được đầu tư vào lĩnh vực này trong năm 2020, và con số này có thể sẽ tăng lên khi các công ty khởi nghiệp về giải trí và truyền thông tập trung vào “nội dung châu Á” đang thu hút được sự quan tâm, chú ý toàn cầu.
Golden Gate Ventures cũng đưa ra nhận định về một số xu hướng đã ghi nhận ở Đông Nam Á trong những năm qua. Kể từ năm 2015, một thế hệ doanh nhân mới đã xuất hiện, được hỗ trợ từ các vòng gọi vốn đầu tư khổng lồ của các công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh như Grab và Gojek. Các cựu nhân viên cấp cao của những công ty tăng trưởng cao đã tiếp tục thành lập các doanh nghiệp của riêng họ, bắt đầu một chuỗi khởi nghiệp mới.
Bên cạnh đó, có thêm nhiều công ty đầu tư mạo hiểm xuất hiện trong thập kỷ qua. Theo đó, có khoảng 60 công ty đầu tư mạo hiểm xuất hiện trong khu vực trong năm 2020, so với chỉ 7 công ty 10 năm trước đây.
Bảo Lâm