Hiểm họa từ vận thăng, thang máy tự chế không đáp ứng tiêu chuẩn tại công trình xây dựng
Một số yêu cầu chính của tiêu chuẩn EICC-RBA trong lĩnh vực điện tử, công nghệ
Thanh Hóa: Tạm giữ nhiều kim loại màu vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại cơ sở kinh doanh
Xử lý nghiêm hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu
Thang máy tải hàng là một trong những hệ thống thiết bị phức tạp đòi hỏi cần được sản xuất, lắp đặt và sử dụng đúng theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, để lắp đặt một hệ thống thang máy tải hàng chất lượng và đạt tiêu chuẩn sẽ cần chi trả một khoản chi phí khá lớn. Vì vậy, hiện nay rất nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn việc lắp đặt và sử dụng thang tời hàng tự chế như một phương án tối ưu giúp tiết kiệm chi phí. Điều này không chỉ dẫn đến những nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và tính mạng của người sử dụng mà còn làm gián đoạn hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa, về an toàn lao động đối với thang máy.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng nhưng thực tế cho thấy tại các công trình xây dựng, nhà hàng, quán ăn, cơ sở dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, nhà riêng của nhiều gia đình tại tỉnh Bắc Giang có sử dụng vận thăng, thang máy tự chế. Do không được thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu đúng tiêu chuẩn, không được kiểm định, quá trình vận hành chở quá tải, nhiều trường hợp cố tình vận chuyển người trong khi chỉ được phép chở hàng hóa nên vận thăng, thang máy tự chế đã dẫn đến tai nạn, sự cố mất an toàn.
Dùng vận thăng, thang máy tự chế tại các công trình xây dựng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tai nạn. Ảnh minh họa
Cụ thể, mới đây tại công trình xây dựng của gia đình chị Nguyễn Thị Ngân (SN 1983), ở tổ dân phố Đại Phú 1, thị trấn Vôi (Lạng Giang, bắc Giang) xảy ra vụ tai nạn khiến 7 người bị thương. Nguyên nhân do một số thợ xây sử dụng thang máy tự chế (dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng) đi từ tầng 4 xuống tầng 1. Khi đến tầng 2 (cách mặt đất khoảng 3 m) thì thang máy bị rơi tự do, 7 người bị thương được người dân đưa đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu kịp thời.
Một vụ việc tương tự xảy ra trước đó tại Cần Thơ đã khiến nhiều công nhân tử vong. Cụ thể chiếc thang máy gây tai nạn được chủ đầu tư xây dựng tòa nhà 8 tầng đặt ở tiệm cửa sắt, mục đích của thang máy nhằm đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao để phục vụ cho xây dựng, nhưng do chiếc thang là loại tự chế, không làm theo đúng chuyên môn, kỹ thuật, lại không được kiểm định chất lượng. Vì vậy trong quá trình sử dụng đã bị đứt cáp khiến 4 công nhân tử vong.
Thông tin về các vụ việc đáng tiếc trên, Thượng tá Hà Mạnh Hà, Phó trưởng Công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang cho biết, việc sử dụng thang máy tự chế, không được kiểm định an toàn kỹ thuật tiềm ẩn nguy cơ gây nên hiểm họa khôn lường.
Thực tế, những loại thang hàng tự chế là những hệ thống thang máy vận chuyển hàng hóa kém chất lượng, được sản xuất từ các thiết bị và linh kiện không đạt hoặc không theo tiêu chuẩn nhất định. Tương tự như những hệ thống thang máy tải hàng thông thường, dòng thang máy hàng tự chế có thể vận chuyển được một khối lượng hàng hóa nhất định. Tuy nhiên, do không được kiểm định và đảm bảo về chất lượng nên chúng thường tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Đặc biệt đối với những hệ thống thang máy không được thiết kế, lắp đặt và kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn.
Theo đó, những sự cố có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thang tự chế bao gồm: Thang ngưng hoạt động do chất lượng của thang không được đảm bảo có thể dẫn đến tình trạng thang ngưng hoạt động bất thường. Điều này dẫn đến hậu quả làm chậm và gián đoạn quá trình vận chuyển hàng hóa.
Nguy cơ rơi thang tự do cũng có thể xảy ra bất xứ lúc nào. Thông thường, những hệ thống thiết bị tời hàng tự chế sẽ bị cắt giảm các thiết bị an toàn quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí lắp đặt. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ rơi thang máy, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Thang máy di chuyển có thể bị mất kiểm soát, vượt tốc độ an toàn. Làm hư hỏng hàng hóa được vận chuyển trong thang máy. Các thiết bị và linh kiện bên trong thang máy tự chế thường không được đảm bảo về chất lượng nên có thể dẫn đến tình trạng thang không thể hoạt động hoặc hoạt động với hiệu suất thấp.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, theo nghiên cứu của viện này, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động. Trong đó nguyên nhân chủ quan chiếm phần lớn, lên tới 73%, bắt nguồn từ sự coi nhẹ, làm việc qua loa, sơ sài. Để giảm thấp nhất các vụ tai nạn lao động, TS Nguyễn Anh Thơ cho rằng mỗi người lao động cần có trách nhiệm bảo vệ chính mình và đồng nghiệp. Nếu có nguy cơ, rủi ro xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật, người lao động có quyền từ chối làm việc.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định các yêu cầu an toàn cho thang máy chở người hoặc chở người và hàng lắp đặt mới, cố định, vận hành bằng dẫn động ma sát, cưỡng bức hoặc dẫn động thủy lực, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế chở người hoặc chở người và hàng được treo bằng cáp, xích hoặc được nâng bằng xi lanh - pít tông và chuyển động giữa các ray dẫn hướng có góc nghiêng không vượt quá 15 độ so với phương thẳng đứng. Thang máy và bộ phận an toàn của thang máy phải tuân thủ các yêu cầu tại quy chuẩn này.
Thang máy lắp đặt tại các công trình mà có tài liệu chứng minh đã được thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực hoặc thang máy lắp đặt tại các tòa nhà đang sử dụng, do sự hạn chế của kết cấu tòa nhà, một số yêu cầu của quy chuẩn này không thể đáp ứng được thì áp dụng TCVN 6396-21 (EN 81-21).
Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này, các thang máy phải đảm bảo các yêu cầu bổ sung theo quy định pháp luật chuyên ngành trong các trường hợp đặc biệt. Các thang máy khi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường hoặc trong quá trình sử dụng phải có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, bao gồm: Lý lịch thang máy phải bao gồm các thông tin chung về thang máy gồm mã hiệu, số chế tạo, nhà chế tạo, năm sản xuất, nơi sản xuất. Đặc tính kỹ thuật kỹ thuật về công dụng, tải trọng, vận tốc, số điểm dừng, loại dẫn động, hệ thống điều khiển thang máy, đặc tính của cáp, ray dẫn hướng, môi trường làm việc của thang máy...
Phần nhật ký dùng cho việc ghi chú về những lần kiểm định, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì. Người trực tiếp thực hiện kiểm định, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc thay thế các bộ phận/thiết bị của thang máy phải có trách nhiệm ghi thông tin vào sổ tay. Phải có hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo trì, quy trình ứng cứu/xử lý sự cố khẩn cấp, khuyến cáo kỹ thuật của nhà sản xuất trong quá trình sử dụng đối với thang máy.
Thang máy trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn này bởi tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận. Phải được gắn nhãn theo quy định. Phải công bố hợp quy theo quy định và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đơn vị sản xuất, cung cấp thang máy phải tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình sản xuất, cung cấp thang máy. Nội dung chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy.
An Dương