Hút thuốc lá thụ động là một nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị phơi nhiễm chì

author 06:19 24/08/2023

(VietQ.vn) - Một nghiên cứu vừa công bố tên tạp chí BMC Public Health cảnh báo, hút thuốc lá thụ động là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị phơi nhiễm chì.

Công trình được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Alexander Obeng từ Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Texas A&M (Mỹ), chỉ ra hút thuốc thụ động là một nguyên nhân gây phơi nhiễm chì phổ biến nhưng hay bị bỏ qua.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu khổng lồ từ Khảo sát Kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) của Mỹ trong 2 giai đoạn 2015-2016 và 2017-2018, lựa chọn ra 2.815 người trong độ tuổi 6-19 được thu thập chi tiết mức độ chỉ và nồng độ một chất chuyển hóa nicotine gọi là cotinine trong cơ thể.

Theo Medical Xpress, nhóm trẻ em, thiếu niên và thanh niên nói trên được chia làm 3 nhóm: 6-10 tuổi, 11-15 tuổi, 16-19 tuổi; rồi lại chia thành các nhóm theo mức độ phơi nhiễm cotinine thấp, trung bình và nặng. Phân tích đã khẳng định nồng độ chỉ trong máu tương quan với nồng độ cotinine.

Các trẻ tiếp xúc khói thuốc thụ động trung bình - tức mức cotinine trung bình - có nồng độ chì trong cơ thể cao hơn tới 18% so với nhóm ít tiếp xúc. Ở nhóm nặng, nồng độ chì cao hơn tận 29%.

Hút thuốc lá thụ động là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em có thể bị phơi nhiễm chì cùng nhiều bệnh mãn tính khác. Ảnh minh họa

Xét theo độ tuổi, nhóm trẻ 6-10 tuổi bị phơi nhiễm chì cao nhất, có thể do sự khác biệt về hành vi và môi trường của trẻ. Ví dụ trẻ nhóm có thể cho tay và các đồ vật khác vào miệng thường xuyên hơn, mà một số nghiên cứu trước đó cho thấy việc tiếp xúc với các đồ vật "ám khói" cũng là hút thuốc thụ động.

Trước đây, các nghiên cứu đã cho thấy đồng vị của chì cùng nằm trong số hàng ngàn chất độc hại ẩn mình trong khói thuốc lá. Việc tiếp xúc lâu dài với chì có thể gây ra tổn thương cho não và các cơ quan khác, nếu nặng có thể biểu hiện rõ rệt thông qua các vấn đề liên quan đến kỹ năng nhận thức và vận động.

Hầu như mỗi người đều phải tiếp xúc chì trong hoạt động sống nên giải pháp là càng hạn chế nhiều nguồn càng tốt, ví dụ không sơn bên trong nhà bằng sơn giàu chì, loại bỏ xăng pha chì ra khỏi hệ thống nhiên liệu... Nghiên cứu mới chỉ ra việc hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng là một phương án cần thiết.

Theo thông tin từ Bệnh viện Mellatec, không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến người sử dụng, khói thuốc lá còn gây hại đối với những người xung quanh. Bởi các trường hợp hút thuốc lá thụ động cũng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và bệnh lý.

Đáng lưu ý, có hàng nghìn hóa chất trong khói thuốc lá với sự tồn tại của nhiều chất gây ung thư và một số chất độc hại như asen, benzen, ammonia, nicotine, dioxine,... Chúng có thể tác động tới hầu hết các cơ quan của cơ thể chúng ta.

Theo đó, chỉ một phần khói thuốc lá sẽ được người trực tiếp sử dụng hút vào, trong khi phần lớn quay trở lại môi trường. Cụ thể, lượng khói thuốc được thải ra gấp 5 lần so với lượng được người hút hút vào.

Đi kèm với đó, phạm vi ảnh hưởng của khói thuốc lá sẽ trong khoảng từ 7m - 10m. Đồng thời, nó vẫn có khả năng tồn tại trong môi trường không khí kể cả khi chúng ta không còn ngửi hay nhìn thấy nó. Có những địa điểm dễ bị hít phải khói thuốc lá thụ động như ở nơi làm việc, những nơi công cộng (công viên, phương tiện công cộng,...) hay ngay cả ở nhà.

Khi hút thuốc lá thụ động, khói thuốc chưa qua đầu lọc mà đi trực tiếp vào cơ thể con người. Từ đó, khiến cho sức khỏe của những người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng chịu hậu quả xấu không thua kém các đối tượng trực tiếp sử dụng. Trong đó, một số đối tượng bao gồm trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi, người bị bệnh tim hoặc bệnh về hô hấp đối diện với nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn từ khói thuốc lá.

Chỉ cần 1 giờ trong phòng có người hút thuốc lá cũng khiến trẻ em hấp thụ số lượng hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày. Với cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, việc hít phải khói thuốc là một điều không an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cụ thể, hút thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải một số vấn đề sức khỏe và bệnh lý nguy hiểm như sau: Phổi không được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Trẻ sinh ra có rủi ro bị dị tật bẩm sinh, bị nhẹ cân, sức đề kháng yếu.

Trẻ có biểu hiện thở khò khè, ho, ho ra chất nhầy; Nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi). Hen suyễn; Nhiễm trùng tai; Nguy cơ gia tăng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; Hút thuốc lá thụ động khiến trẻ đối diện rủi ro cao bị viêm phế quản; Hút thuốc lá thụ động khiến trẻ đối diện rủi ro cao bị viêm phế quản

Ngoài ra, sức khỏe tinh thần của trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Chẳng hạn, nó sẽ làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề học tập ở trẻ. Khi trưởng thành, ngoài có khả năng bị mất đi thính giác, những đứa trẻ lớn lên với khói thuốc lá đối mặt rủi ro tiềm ẩn bị bệnh tim, ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác. Ngoài ra, chính chúng cũng có thể hình thành thói quen sử dụng thuốc lá khi lớn lên.

Công bố 07 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thuốc lá

Ngày 11/8/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 1486/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia về Thuốc lá.

Theo đó, công bố 07 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thuốc lá, bao gồm:

1. TCVN 6666:2022: Thuốc lá điếu đầu lọc

2. TCVN 6667:2022: Thuốc lá điếu không đầu lọc

3. TCVN 6675:2022: Thuốc lá - Xác định độ ẩm - Phương pháp dùng tủ sấy

4. TCVN 6946:2022 - ISO 2965:2019: Vật liệu làm giấy cuốn điếu thuốc lá, giấy cuốn đầu lọc và giấy ghép đầu lọc bao gồm cả vật liệu có vùng thấu khí định hướng hoặc gián đoạn và dải băng cuốn có độ thấu khí khác nhau - Xác định độ thấu khí

5. TCVN 6679:2022 - ISO 10315:2021: Thuốc lá điếu - Xác định nicotin trong tổng hàm lượng chất hạt từ luồng khói chính - Phương pháp sắc ký khí

6. TCVN 7096:2022 - ISO 3308:2012: Máy hút thuốc lá phân tích thông dụng - Định nghĩa và các điều kiện chuẩn

7. TCVN 13583:2022: Thuốc lá nguyên liệu - Đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm

Một số tiêu chuẩn khi sản xuất thuốc lá điếu đầu lọc: Căn cứ TCVN 6666:2022, thuốc lá điếu đầu lọc là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá có hoặc không bổ sung phụ gia; được cuộn trong giấy cuốn để hút, ở dạng thông dụng có hình trụ, có đầu lọc.

Các chất được chủ động đưa vào quá trình sản xuất, chế biến nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thuốc lá điếu.

Về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản thuốc lá điếu đầu lọc: Bao gói; Thuốc lá điếu đầu lọc được bao gói trong ba lớp vật liệu: lớp nhôm, lớp giấy nhãn và lớp bóng kính (hoặc trong bao bì thích hợp).

Ghi nhãn: Việc ghi nhãn in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá điếu đầu lọc phải thực hiện theo quy định hiện hành. Trên bao thuốc lá phải ghi số lượng điếu. Trên tút thuốc và trên kiện thuốc ghi số lượng bao thuốc.

Bảo quản: Bảo quản thuốc lá điếu đầu lọc nơi khô, sạch, không có mùi lạ. Các thùng thuốc lá phải đặt trên các kệ, bục cách mặt nền 20 cm và cách tường 50 cm. Nên bảo quản thuốc lá ở môi trường có nhiệt độ từ 20 °C đến 25 °C, không khí có độ ẩm tương đối từ 60 % đến 70 %.

Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển thuốc lá điếu đầu lọc phải khô, sạch, không có mùi lạ. Khi bốc dỡ sản phẩm phải nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng thuốc lá.

Một số tiêu chuẩn khi sản xuất thuốc lá điếu không đầu lọc: Cụ thể, theo TCVN 6667:2022, thuốc lá điếu không đầu lọc được xác định là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá có hoặc không bổ sung phụ gia; được cuộn trong giấy cuốn để hút, ở dạng thông dụng có hình trụ, không có đầu lọc.

Về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản thuốc lá điếu không đầu lọc: Bao gói. Thuốc lá điếu không đầu lọc được bao gói trong ba lớp vật liệu: lớp nhôm, lớp nhãn và lớp bóng kính (hoặc trong bao bì thích hợp). 

Ghi nhãn: Việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá điếu không đầu lọc phải thực hiện theo quy định hiện hành. Trên bao thuốc phải ghi số lượng điếu. Trên tút thuốc và trên kiện thuốc ghi số lượng bao thuốc.

Bảo quản: Bảo quản thuốc lá điếu không đầu lọc nơi khô, sạch, không có mùi lạ. Các thùng thuốc lá phải đặt trên các kệ, bục cách mặt nền 20 cm và cách tường 50 cm. Nên bảo quản thuốc lá ở môi trường có nhiệt độ từ 20 °C đến 25 °C, không khí có độ ẩm tương đối từ 60 % đến 70 %.

Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển thuốc lá điếu không đầu lọc phải khô, sạch, không có mùi lạ. Khi bốc dỡ sản phẩm phải nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng thuốc lá.

Luật số 09/2012/QH13 về phòng, chống tác hại của thuốc lá 

Luật này quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Tại Điều 4 quy định về chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Theo đó xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Tại Điều 5 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Bộ  tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá; Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá; Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá; Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền; Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá; Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang