Khám phá công nghệ sạc pin xe điện nhanh như… đổ xăng
Phát hiện 'đối thủ' có khả năng 'soán ngôi' pin Lithium-ion trong tương lai
Nghiên cứu chế tạo pin mặt trời từ enzyme trong quả đu đủ
Kể từ khi chiếc xe đạp điện đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1985 bởi nhà sáng chế Ogden Bolton Jr thì cũng là lúc chính thức bắt đầu cho “cuộc đua” sáng chế công nghệ pin sạc nhanh và hiệu quả.
Hiện nay, cực dương của các loại pin lithium chủ yếu được làm từ than chì. Thế nhưng từ năm 2005, Enevate - một startup tại California đã dồn rất nhiều tâm huyết cho công nghệ chế tạo anode (cực dương của pin) làm bằng silicon, không những giúp sạc nhanh mà còn tăng cường mật độ năng lượng trên pin xe điện (EV).
Theo Benjamin Park – nhà sáng lập kiêm CEO của Enevate, việc thay thế than chì bằng silicon có thể sẽ giúp làm tăng 25% mật độ năng lượng và cho phép pin sạc ở tốc độ siêu nhanh.
Cụ thể, với pin truyền thống, người dùng phải chờ đợi ít nhất vài giờ để sạc đầy xe. Nhưng với loại pin có cực dương làm bằng silicon có thể giúp sạc cực nhanh lên tới 350 Wh/kg, tương đương chỉ cần sạc 5 phút xe có thể đi được 400km, không thua kém việc đổ xăng. Đồng thời, vật liệu silicon này còn giúp ngăn ngừa hiện tượng dendrite hóa trên điện cực, gây đoản mạch và cháy nổ pin.
Tuy nhiên Benjamin Park cũng cho biết, nhược điểm của loại pin này là vỏ pin sẽ phồng lên rất lớn (có thể tới 400%) sau nhiều lần sạc, làm nứt và xuống cấp bề mặt. Cuối cùng, pin sẽ bị hỏng (chết hoàn toàn) sau vài trăm chu kỳ sạc xả.
Quang Tông (Theo Enevate)