Khi bị thủy đậu nên làm gì để nhanh lành bệnh?

authorTrần Thanh 06:02 16/02/2017

(VietQ.vn) - Khi bị bệnh thủy đậu, cần chú ý các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn để sớm phục hồi sức khỏe.

Bệnh thủy đậu luôn khiến cơ thể mất nước do đó nếu như người bệnh ăn nhiều muối hoặc những thực phẩm được sử dụng quá nhiều muối sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, gây ngứa nhiều hơn và đặc biệt cũng là nguyên nhân gây ra sẹo. Điều mà bất kỳ ai mắc bệnh thủy đậu cũng lo ngại. Một số thực phẩm chứa nhiều muối như: cá khô, tôm khô, mực khô, mắm ruốc, chà bông…

- Những đồ ăn được nấu quá khô, ít nước sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống của người bệnh. Vì hệ tiêu hóa lúc này hoạt động kém do hệ miễn dịch bị tấn công, răng miệng bị nổi mụn nước do đó nếu muốn nhanh chóng hết bệnh thì tránh ăn những đồ ăn khô: bánh mì, lương khô…

- Các loại trái cây, nước ép vô cùng tốt cho người mắc bệnh nhưng lưu ý không sử dụng quá nhiều cam, chanh vì khi sử dụng quá nhiều hai loại trái cây này sẽ cung cấp thêm lượng axit vào trong cơ thể gây ra tình trạng ngứa ở các nốt mụn, gây cảm giác khó chịu.

- Những thực phẩm có vị nóng, cay như: tiêu, ớt…thì không nên sử dụng vì sẽ làm cho cơ thể nóng lên, tăng mức độ viêm nhiễm ở các nốt mụn, gây ngứa ngáy và khó chịu

- Những thức uống như cafe, sô cô la…sẽ làm cho cơ thể nóng từ bên trong, tăng viêm nhiễm, sưng đỏ ở các nốt mụn. Điều này làm cho các tuyến mồ hôi ở cơ thể hoạt động mạnh hơn, gây ra cảm giác ngứa ngáy và gây mất vệ sinh cho người bệnh.

Những điều nên làm khi bị thủy đậu

Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua...

Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm.

Khi bị thủy đậu nên làm gì để nhanh lành bệnh?

Thực phẩm giàu vitamin C tăng cường đề kháng, chống nhiễm trùng

Sau khi lành bệnh, các vết thương bắt đầu khô miệng và lên da non, nên sử dụng nghệ tươi ngay lúc này để trị sẹo lõm sau thủy đậu.

Cách làm: rửa sạch củ nghệ, cạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài để phần nước từ bên trong được tiết ra. Thoa nước này đều xung quanh vùng sẹo mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau, rồi sau đó tiếp tục bôi lên một lớp khác.

Theo Lương y Nguyễn Tiến Dũng, tập đoàn Sơn dược Tây Bắc chia sẻ với Chất lượng Việt Nam thì một số món ăn có ích cho người bị bệnh thủy đậu như:

Nước tam đậu, cam thảo:

Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 100g, cam thảo bắc 2g.

Nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, chia 2 - 3 lần cho trẻ uống trong ngày.

Các món canh ngon từ rau ngót và thịt heo.

Canh thanh nhiệt:

Đậu xanh, củ năng, rễ tranh, đọt tre non, cà rốt, mỗi thứ 20 - 30g. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, chia 2 lần cho trẻ uống trong ngày (nếu trẻ bị suyễn, ho, thì không dùng củ năng và cà rốt).

Món canh này có tác dụng tư nhuận, hạ hỏa, rất có ích cho người bị thủy đậu, sốt cao, người nóng bứt rứt.

khi bị thủy đậu nên làm gì để nhanh lành bệnh?
 

Nước kim ngân hoa:

Kim ngân hoa 10g, nước mía 20ml. Nấu với 500ml nước, sôi khoảng 10 phút. Ngày uống một lần, uống liên tục 7 - 10 ngày, để giúp sơ phong thanh nhiệt, hạ sốt.

Cháo đậu đỏ, ý dĩ:

Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.

Khi bị thủy đậu nên làm gì để nhanh lành bệnh?

Tất cả rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.

Món cháo này có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho thủy đậu đã được ra, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.

Cháo đậu, thịt heo:

Gạo tẻ 80g, đậu đỏ 30, đậu xanh 30g, thịt heo băm nhỏ 50g. Tất cả nấu với lượng nước thích hợp thành cháo nhừ. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

Món cháo này dễ tiêu, rất tốt cho người bệnh thủy đậu, có sốt nhẹ.

Nước rau sam:

Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 - 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày.

Nước rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, rất tốt cho người bị thủy đậu.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang