WHO khuyến cáo: Nên ăn loại muối giàu kali thay vì muối nhiều natri để tốt cho sức khỏe

(VietQ.vn) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban hành hướng dẫn mới khuyến nghị mọi người thay loại muối giàu kalit để tốt cho sức khỏe.
Chuyên gia chỉ cách dùng cà phê mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe nhất
Quyết định chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Chuyên gia bảo mật cảnh báo: Camera an ninh, tivi sẽ là mục tiêu lớn của tin tặc trong năm 2025
Muối không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày và cũng là một nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Muối chứa khoảng 40% natri và 60% clorua, thường được dùng làm gia vị của món ăn hoặc dùng làm chất bảo quản thực phẩm. Natri là một loại khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp, cộng với clorua sẽ giúp cân bằng nước và khoáng chất trong cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, lượng natri dư thừa làm tăng nguy cơ huyết áp cao, kéo theo việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận cùng nhiều bệnh khác. WHO ước tính khoảng 1,9 triệu ca tử vong trên toàn cầu có thể có liên quan đến việc ăn quá nhiều muối.
Khi tiêu thụ lượng muối cao, bạn có thể cảm thấy khô miệng và khát nước, vì vậy bạn có thể sẽ uống nhiều nước hơn, dẫn đến thường xuyên đi tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn không uống đủ nước, natri sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể vượt quá mức an toàn, dẫn đến tình trạng tăng nồng độ natri trong máu.
Sự tăng nồng độ natri trong máu có thể làm cho nước di chuyển từ tế bào vào máu để cố gắng giảm thiểu sự dư thừa của natri. Nếu không được chữa trị kịp thời, sự biến đổi lượng chất lỏng này có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn nhận thức, co giật, ngất và có thể thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ăn nhiều muối gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc tiêu thụ quá nhiều muối trong thời gian dài có thể gây tăng huyết áp và tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày. Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều muối cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và gia tăng quá trình lão hóa, dẫn đến tử vong sớm.
Tiêu thụ quá nhiều muối trong khẩu phần ăn có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến xương. Muối làm mất canxi từ xương, trong khi canxi lại là yếu tố cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự chắc khỏe của xương. Quá trình mất canxi từ xương có thể làm cho chúng yếu và dễ gãy hơn, đồng thời gia tăng nguy cơ loãng xương.
Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, một cơ quan quan trọng trong sinh lý của nam giới. Khi ăn quá mặn, cơ thể phải hấp thụ nhiều nước hơn và đòi hỏi thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu bị bệnh thận, sử dụng đồ ăn mặn có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể cải thiện sức khỏe và chức năng của thận.
WHO khuyến nghị không nên tiêu thụ hơn 2g natri/ngày. Tuy nhiên mọi người thường ăn bình quân gấp đôi lượng đã được khuyến nghị, tức là khoảng 4,3g/ngày.
Năm 2013, các nước thành viên WHO đã cam kết giảm lượng tiêu thụ natri của người dân xuống 30% vào năm 2025. Song việc cắt giảm tiêu thụ muối gặp nhiều khó khăn nên hầu hết các nước không thể đạt được mục tiêu này trong năm nay. Điều này buộc WHO đặt mục tiêu tương tự cho năm 2030.
Cái khó của việc ăn ít muối hơn nằm ở việc chấp nhận ăn đồ ăn có vị nhạt hơn. Điều này cũng đòi hỏi phải thay đổi cách chế biến thực phẩm đã có trong ngành công nghiệp thực phẩm hay thói quen nêm nếm và khẩu vị của các hộ gia đình.
Loại muối thay thế muối chứa nhiều natri được gọi là muối giàu kali (potassium). Đây là loại muối trong đó một số natri clorua được thay thế bằng kali clorua. Kali là một khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong mọi chức năng của cơ thể. Hàm lượng kali cao trong rau củ và trái cây tươi là một trong những lý do vì sao chúng tốt cho cơ thể chúng ta. WHO khuyến cáo lượng tiêu thụ kali hằng ngày là 3,5g, nhưng hầu hết người dân các nước đều tiêu thụ ít hơn lượng khuyến cáo này một chút.
Muối giàu kali có lợi cho sức khỏe nhờ giảm lượng natri và tăng lượng kali tiêu thụ hằng ngày trong chế độ ăn uống. Cả hai đều giúp huyết áp thấp hơn. Các thử nghiệm quy mô lớn trên toàn cầu đã chứng minh rằng thay thế muối thường dùng bằng muối giàu kali có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tử vong sớm.
Nhìn chung nếu được thực hiện đầy đủ thì đây có thể là một trong những lời khuyên quan trọng nhất mà WHO từng đưa ra. Khi đó, hàng triệu cơn đột quỵ và đau tim có thể được ngăn ngừa trên toàn cầu mỗi năm chỉ bằng một thay đổi đơn giản trong cách chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên cần lưu ý không dùng muối giàu kali cho những người mắc bệnh thận tiến triển không xử lý tốt kali. Một thách thức cho việc dùng muối giàu kali là loại muối này có giá thành cao hơn muối natri. Các loại muối thay thế này cũng có thể được gọi là muối có hàm lượng natri thấp, muối kali, muối tim, muối khoáng hoặc muối giảm hàm lượng natri.
QCVN 01-193: 2021/BNNPTNT đối với muối nattri clorua thực phẩm
Quy chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, lấy mẫu và quy định về quản lý đối với muối thực phẩm.
Theo đó muối thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hàm lượng NaCl không nhỏ hơn 89%; Asen, tính theo As không lớn hơn 0,5 mg/kg; Chì, tính theo Pb không lớn hơn 2,0 mg/kg; Thủy ngân, tính theo Hg không lớn hơn 0,1 mg/kg...Chất phụ gia bổ sung vào muối thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. I-ốt bổ sung vào muối phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với kali iodat (KIO3) theo quy định tại QCVN 3-6:2011/BYT của Bộ Y tế về các chất được sử dụng để bổ sung i-ốt vào thực phẩm.
Việc ghi nhãn muối thực phẩm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Muối thực phẩm phải được tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025; thủ tục tự công bố sản phẩm quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vân Thảo (T/h)