Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích Chòe than không quá cầu kỳ

author 05:53 17/03/2017

(VietQ.vn) - Kỹ thuật nuôi chim Chích Chòe than cũng giống như các loại chim lửa hay chim Chích Chòe sinh sản nhưng có phần đơn giản hơn đó là không phải cầu kỳ chăm sóc.

Sự kiện: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi

Đặc điểm 

Chim Chích Chòe Than Oriental Magpie Robin (Copsychus saularis) là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ hoét (Turdidae ), nhưng bây giờ được xem là Đớp ruồi cựu thế giới (Old World) nó là các loài chim đặc biệt màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chúng đặc biệt nổi tiếng với những giọng hót hay đã từng phổ biến như cagebirds.

Một đặc tính khá lạ làm nên sự khác biệt của chim Chích Chòe than với các loài chim khác đó là khi hót không bao giờ đậu cành thấp. Chúng thường chọn cành cao nhất của cây rồi đậu đó một khoảng thời gian dài và hót. Giọng hót của chim Chích Chòe than rất bài bản, không thể lầm lẫn được với giọng của các loài chim khác. Chính vì chúng khá bản lĩnh lại có giọng hót hay nên lại được rất nhiều người chuộng nuôi làm cảnh.

Tuy nhiên cũng vì đặc điểm này nên kỹ thuật nuôi chim Chích Chòe than thuận lợi hơn nhiều so với các loài chim khác về sự dạn dĩ, ăn uống dễ và cách tiếp xúc với chủ không mất quá nhiều thời gian. Dưới đây là các bước cơ bản nhất trong kỹ thuật nuôi chim Chích Chòe than.

Chim Chích Chòe than là loài chim khá đặc biệt, chúng thường tìm những cành cây cao nhất để hót. Ảnh minh họa

Chim Chích Chòe than là loài chim khá đặc biệt, chúng thường tìm những cành cây cao nhất để hót. Ảnh minh họa

Cách chọn giống

Chọn giống chim Chích Chòe than cần để ý đến các yếu tố như mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích Chòe than

Trong đời sống tự nhiên, chim Chích Chòe than thích gần gũi với con người. Chúng thường sống và làm tổ ở trong vườn nhà. Tổ của chúng là những họng cây. Dù chim Chích Chòe than trông có vẻ dạn người, thế nhưng khi bắt vào lồng thì chúng tỏ ra cực kỳ sợ hãi. Nhiều con cứ thấy có bóng người là cố chui rúc vào nan lồng đến nỗi bể đầu, tróc lông, xệ cánh, không chịu ăn mồi để chịu chết. Do đó, người ta thường nuôi chim con, vừa mau dạn lại có thể nuôi thả như các loài gia cầm khác.

Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

Thức ăn của chim thường là trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.

Kỹ thuật nuôi chim Chích Chòe than không cần chăm sóc quá cầu kỳ. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim Chích Chòe than không cần chăm sóc quá cầu kỳ. Ảnh minh họa

Tập tắm

Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.

Cách tập cho chim "có lửa"

Trong quá trình nuôi nếu thấy chim hay nói gió. tức là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của nó.

Nhưng thường cứ đến khoảng tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu "có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới. Để chim hót nhiều và hay cũng nên cho chim tập với các con khác hoặc đưa chim tới các câu lạc bộ nuôi chim để giúp chúng dạn dĩ hơn cũng là học hỏi tiếng hót của nhiều con khác. 

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang