Lái xe ô tô đường núi cao có thể 'trả giá đắt' nếu phớt lờ quy tắc này

author 06:51 18/03/2020

(VietQ.vn) - Lái xe ô tô đường đèo núi, dốc cao là kỹ năng khác biệt hoàn toàn với việc lái xe trên các đường cao tốc hay trong thành phố, những sai lầm có thể phải trả giá rất đắt.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn đường đồi núi, đồi dốc luôn là điều cần thiết cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác bay bổng, bất ngờ và khám phá những điều mới lạ. Nhưng khi đi những con đường này thì rủi ro nguy hiểm cũng rất cao đòi hỏi mỗi tài xế đều phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. 

Kiểm tra các bộ phận ô tô trước khi khởi hành

Khi bắt đầu một chuyến hành trình đi xa, nhất là khi lái xe đường đồi núi cao hãy đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Bỏi theo thời gian dầu phanh sẽ mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng.

 Lái xe ô tô đường đồi núi cao cần phải trang bị kỹ năng cơ bản để tránh rủi ro. Ảnh minh họa

Không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc

Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động "+, -".

Nắm vững nguyên tắc khi xuống dốc

Di chuyển trên đường đồi núi cao chắc chắn sẽ phải xuống dốc nhiều lần. Xe càng nặng thì quán tính khi đổ đèo càng lớn và tốc độ di chuyển khi xuống dốc càng cao. Nếu không cẩn thận tốc độ lao dốc sẽ vượt quá tầm kiểm soát của người điều khiển xe. Thậm chí sử dụng phanh không đúng cách khi xuống dốc cũng có thể gây ra bất lợi cho lái xe. Phanh quá nhiều và giữ quá lâu sẽ khiến nhiệt độ má phanh bị tăng cao đột ngột và có thể bị cháy phanh, dẫn đến phanh mất tác dụng và xe lao đi khó kiểm soát. Vì thế cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản này để có cách xử lý tốt nhất.

Tuyệt đối không được bỏ qua tín hiệu xe ô tô bị ồn khi phanh(VietQ.vn) - Âm thanh chói tai từ phanh ô tô có thể không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Sự hiểu biết về nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sẽ dễ dàng xử lý, tránh rủi ro.

Lái xe cần tập trung cao độ khi xuống dốc

Nguyên tắc khi xuống dốc đúng cách ở đường đồi núi chính là không để xe ở chế độ số D hoặc các cấp số cao đối với xe số sàn. Chuyển xe về các cấp số thấp, sử dụng phanh giảm tốc độ, tuyệt đối không dùng phanh gấp. Hãy cố gắng duy trì tốc độ ở mức độ ổn định và an toàn, không nên để xe lao dốc quá nhanh và đến khi tốc độ quá lớn thì mới phanh.

Không vi phạm quá tải trọng cho phép

Việc chở quá tải là rất nguy hiểm khi di chuyển ở khu vực đồi núi. Bạn không nên chở quá số người và hàng hóa theo quy định. Lý do là bởi theo quy tắc “càng nặng càng lao nhanh” đã nêu ở trên, nếu bạn vi phạm tải trọng, khi xuống dốc ô tô sẽ bị tăng thêm lực quán tính và lao nhanh hơn so với thông thường. Tình huống này gây ra tác động vô cùng xấu tới hệ thống phanh, thậm chí nếu phanh hoạt động không tốt thì có thể phát sinh tai nạn, cực kì nguy hiểm đối với người sử dụng xe.

Xử lý đúng cách khi lên dốc

Bên cạnh việc xuống dốc, đổ đèo thì lên dốc cũng là một trong những khó khăn của lái xe khi điều khiển xe ở khu vực đồi núi. Bạn hãy ghi nhớ để leo đèo tốt thì phải biết cách lấy đà. Bí quyết lấy đà chính là giữ tốc độ trên 35km/h, vòng tua máy của xe lớn hơn 1.500 vòng và tăng tốc độ một cách nhịp nhàng, không nên vội vã.

Đừng ôm vạch chia đường

Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

Luôn nhớ nhường đường cho xe khác

Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

Chạy chậm vì bất kỳ lý do gì, dù để ngắm cảnh hay dốc lên cao.

Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hưởng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo, lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên. Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu chưa quen đường hoặc không muốn chạy nhanh như thế.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang