Lạm phát tại Eurozone làm gia tăng sức ép lên Chính phủ các nước EU

author 19:44 03/10/2021

(VietQ.vn) - Do dịch bệnh Covid-19, lạm phát gia tăng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong 9 tháng đầu năm 2021 khi giá tiêu dùng tăng với tốc độ cao nhất trong 13 năm qua.

Cụ thể, hàng hóa, dịch vụ tại khu vực Eurozone đã trở nên đắt đỏ hơn trong tháng 9 khi tỷ lệ lạm phát đạt 3,4% với giá năng lượng tăng 17,4%.

Theo đó, tỷ lệ lạm phát vượt mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra và có thể làm gia tăng sức ép lên chính phủ các nước Liên minh châu Âu (EU) về khả năng áp dụng các biện pháp giảm giá năng lượng. Ngay khi nắm bắt thông tin, giới chức châu Âu nhấn mạnh, lạm phát tăng là hiện tượng tạm thời mà một phần nguyên nhân do đại dịch COVID-19 làm đứt gẫy chuỗi cung ứng và gián đoạn thị trường năng lượng.

Tỷ lệ lạm phát tại Eurozone cao nhất trong 13 năm. Ảnh minh hoạ. 

Giá năng lượng đã trở thành vấn đề nóng tại châu Âu khi các nước đang cân nhắc kế hoạch khẩn cấp rộng lớn nhằm hạ nhiệt thị trường. Brussels đang chuẩn bị một loạt biện pháp ngắn hạn như cắt giảm thuế giá trị gia tăng hay thuế tiêu thụ đặc biệt đối với năng lượng với hy vọng duy trì các cam kết thúc đẩy sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn.

Trước đó, lạm phát tại EU trong 7 tháng của năm 2021 đã tăng ở mức cao nhất trong 10 năm qua. Lạm phát giá tiêu dùng tại EU trong tháng 7 đã tăng hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên lạm phát ở EU vượt qua mục tiêu 2%/năm của ngân hàng trung ương châu Âu.

Tại EU, giá cả trong tháng 8 đã tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi ở Eurozone, giá cả thậm chí còn giảm 0,2%. Các nhà kinh tế cảnh báo, giá năng lượng tăng cao sẽ đẩy lạm phát tăng trên khắp châu Âu trong năm nay, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và đe dọa đà phục hồi kinh tế sau đại dịch của khu vực.

Chỉ số giá tiêu dùng năng lượng của Eurozone đã tăng 15,4% trong tháng 8, lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1996, khiến tỷ lệ lạm phát của khu vực này tăng lên mức 3%. Con số này cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% của ECB.

Quan chức ECB và các nhà kinh tế cho biết họ mong đợi sự gia tăng này chỉ là tạm thời do các yếu tố mang tính thời điểm như gián đoạn chuỗi cung ứng khi các nước phát triển phục hồi sau đại dịch.

Trước những diễn biến hiện tại, các ngân hàng Trung ương đã thông báo sẽ giảm tốc độ mua trái phiếu, nhằm nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Diệu Hương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang