Liên minh châu Âu thông qua luật hạn chế khí methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá

author 05:02 12/04/2024

(VietQ.vn) - Mới đây, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua luật đặt ra giới hạn phát thải khí methane đối với hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt vào châu Âu từ năm 2030.

Mới đây, các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua luật đặt ra giới hạn phát thải khí methane đối với hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt vào châu Âu từ năm 2030.

Metan là một trong những thành phần chính của khí tự nhiên, đặc biệt là dầu mỏ vì thế cũng dễ bắt cháy. Về lĩnh vực năng lượng thì chiếm tới 35% lượng khí thải metan toàn cầu. Các giếng khí đốt và dầu mỏ, đường ống dẫn khí và cả các mỏ than đá đều thải ra khí này. Một điểm đặc biệt lưu ý là metan có nhiều trong những hang động, đá giếng sâu. Vì thế không tự ý xuống dưới giếng, hố sâu khi không có được sự chuẩn bị kĩ càng. Muốn xuống giếng sâu cần có đồ bảo hộ, mặt nạ chống độc. Đặc biệt hơn là tuyệt đối không được mang theo bất cứ vật dụng nào dù kích nổ, bắt cháy ở mức độ nào. Chỉ cần sử dụng một ngọn lửa rất nhỏ trong môi trường chứa nhiều metan cũng cháy lớn, phát nổ và chết người.

Khí metan tuy không độc trực tiếp nhưng cũng gây nguy hiểm cho con người như: dễ bắt cháy gây nổ, tích tụ quá nhiều sẽ gây ngạt thở, đồng thời còn có khả năng gây nhiễm độc khí CO.

Metan còn là một trong những chất tạo nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu. Nó có ở trong khí quyển Trái đất nhưng không đáng kể. Mật độ metan còn thay đổi theo mùa. Tuy nhiên hiện nay nó vẫn đang có chiều hướng tăng.

Nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh khí thải metan chính. Lượng khí thải của vật nuôi – từ phân và chất thải từ dạ dày – chiếm khoảng 32% lượng khí metan do con người gây ra. Sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế và di cư thành thị đã kích thích nhu cầu chưa từng có về protein động vật và với dân số toàn cầu đạt gần 10 tỷ người, nạn đói này dự kiến sẽ tăng lên đến 70% vào năm 2050. Tuy nhiên, khí metan trong nông nghiệp không chỉ đến từ động vật. Việc canh tác lúa nước – trong đó những cánh đồng ngập nước ngăn cản oxy thâm nhập vào đất, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn thải ra khí mê-tan – chiếm 8% lượng khí thải do con người gây ra. Metan có nguồn gốc chính từ chất thải của động vật, chúng là một trong số các chất khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nguy hại hơn.

Ảnh minh họa 

Khí metan là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành ôzôn ở tầng mặt đất, một chất ô nhiễm không khí nguy hiểm và khí nhà kính, tiếp xúc với chất này gây ra 1 triệu ca tử vong sớm mỗi năm . Mêtan cũng là một khí nhà kính mạnh. Trong khoảng thời gian 20 năm, nó có khả năng làm ấm mạnh hơn 80 lần so với carbon dioxide.

Do đó, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra nhiều đề xuất nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải methane trong thập niên này là rất quan trọng nếu thế giới muốn tránh biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Việc đặt ra quy định giới hạn mới với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt cũng là một phần của đạo luật đầu tiên tại EU nhằm cắt giảm lượng khí thải methane, bao gồm lượng khí thải methane trực tiếp từ các ngành dầu mỏ, khí hóa thạch và than đá cũng như từ khí methane sinh học khi được bơm vào mạng lưới khí đốt.

Đối với ngành dầu mỏ và khí đốt, các đơn vị khai thác phải phát hiện và sửa chữa rò rỉ khí methane. Các hãng phải nộp chương trình phát hiện và sửa chữa rò rỉ khí methane cho các cơ quan quản lý quốc gia trong vòng 9 tháng kể từ ngày quy định có hiệu lực, thực hiện khảo sát phát hiện và sửa chữa rò rỉ lần đầu tại các địa điểm hiện có trong vòng 12 tháng. Với than đá, các nước EU phải liên tục đánh giá và báo cáo lượng khí thải methane từ việc vận hành các mỏ dưới lòng đất và từ các mỏ trên mặt đất.

Ngoài ra, các nước sẽ phải thiết lập một bản kiểm kê công khai các mỏ đã đóng cửa hoặc bỏ hoang trong 70 năm qua và đo lượng khí thải từ các mỏ, ngoại trừ các mỏ đã bị ngập lụt hơn 10 năm. Do nhập khẩu chiếm hơn 80% lượng dầu và khí đốt tiêu thụ ở EU nên các nhà lập pháp cũng nhất trí đặt ra các yêu cầu đối với dầu, khí đốt và than nhập khẩu. Kể từ ngày 1/1/ 2027, các nhà nhập khẩu sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về giám sát, báo cáo và xác minh tương ứng ở cấp độ sản xuất.

Ủy ban châu Âu (EC) có nhiệm vụ tạo ra một đạo luật được ủy quyền trong vòng 3 năm sau khi quy định mới có hiệu lực để phân loại các mức cường độ khí methane đối với mặt hàng dầu thô, khí tự nhiên và than đưa vào thị trường EU ở cấp độ nhà sản xuất hoặc công ty. Từ năm 2030, các nước EU sẽ áp đặt các giới hạn về "giá trị cường độ khí methane" đối với các nhà sản xuất xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang EU. Quy định này có khả năng tác động đến các nhà cung cấp khí đốt lớn từ Mỹ, Algeria và Nga. Luật mới cần được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua trước khi đăng công khai trên Công báo chính thức EU và có hiệu lực sau đó 20 ngày.

Khánh Mai (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang