'Lợi bất cập hại' từ bột ngọt nhập lậu bán tràn lan trên thị trường
Bổ sung quy định đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thành lập tại nước ngoài
Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng bột ngọt không đảm bảo chất lượng
Đồng bộ về thể chế, chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Vấn đề hàng lậu từ lâu đã gây nhức nhối trong cộng đồng, từ thuốc lá, bánh kẹo, đường,... đến bột ngọt - một gia vị phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Theo đó, hàng lậu thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Người Việt từ lâu vẫn luôn ưa chuộng hàng hóa có xuất xứ Thái Lan và Nhật Bản. Chính vì thế, ngay khi được du nhập vào Việt Nam, loại bột ngọt hiệu "Cái Muỗng" có nguồn gốc Thái Lan do Công ty THAI FERMENTATION IND. CO.,LTD. sản xuất nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Sau khi được sản xuất tại Thái Lan, bột ngọt hiệu "Cái Muỗng" được vận chuyển sang Lào, từ đây được nhập lậu qua các đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, sau đó được vận chuyển theo đường bộ đến các chợ trong thị trường nội địa Việt Nam để tiêu thụ.
Trên bao bột ngọt nhập lậu hiệu "Cái Muỗng" này không có bất kỳ thông tin nào bằng tiếng Việt về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác hay thành phần sản phẩm cũng như hạn sử dụng...
Sau một thời gian khá im ắng, bột ngọt hiệu "Cái muỗng" đang có dấu hiệu tái diễn tại nhiều chợ đầu mối lớn của khu vực miền Trung như chợ Đông Ba, An Cựu, Phú Bài của Huế, chợ Đông Hà, Diên Sanh của Quảng Trị; chợ Công Đoàn, Đồng Hới tại Quảng Bình... Tại đây, sản phẩm nhập lậu "mác ngoại" này được ưa chuộng dù giá thành cao hơn giá của các loại bột ngọt chính hãng sản xuất trong nước, khoảng 5.000 đồng/gói 500g.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các sản phẩm nhập lậu vào Việt Nam theo con đường không chính ngạch, không được các cơ quan chức năng kiểm duyệt về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, chúng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng.
Đánh giá về loại bột ngọt lậu, BSCKII Trần Thị Kim Chi - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: "Tác hại trước mắt trên sức khỏe người tiêu dùng là những ngộ độc cấp tính hoặc dị ứng từ những thành phần không tinh khiết trong sản phẩm bột ngọt nhập lậu, có thể khiến cho người tiêu dùng trong một khoảng thời gian ngắn sau khi sử dụng, có những triệu chứng như nhức đầu, choáng váng, thậm chí là buồn nôn tiêu chảy, đau bụng…
Và nguy hại hơn nữa, phần chìm của tảng băng trôi mà chúng ta không biết được đó là ngộ độc mãn tính lâu dài, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đưa đến tình trạng suy gan, suy thận hoặc thậm chí trong nhiều năm có thể tồn tại những chất độc, hóa chất gây hại là những chất sinh ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư.
Như vậy, chất lượng và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của bột ngọt nhập lậu không được đảm bảo. Vì thế, người tiêu dùng nên tránh xa loại bột ngọt này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Điều này cũng sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất bột ngọt trong nước phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Liên quan tới việc quản lý và sử dụng gia vị thực phẩm, theo Thông tư số: 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm thì trong quá trình sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm cần phải bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người. Hài hòa với tiêu chuẩn, quy định quốc tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Cập nhật theo các khuyến cáo về quản lý nguy cơ đối với phụ gia thực phẩm của cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam, CAC, JECFA, nước ngoài.
Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm; Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn. Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không lừa dối người tiêu dùng.
Nguyên tắc xác định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP) đó là hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn. Lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm. Phụ gia thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm.
Phụ gia thực phẩm phải được tự công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định tại Thông tư này phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế trước khi đưa vào sử dụng hoặc trước khi lưu thông trên thị trường.
Việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhận hàng hóa và các văn bản khác có liên quan.
An Dương (T/h)