Lựa chọn lãnh đạo cho tổ chức

author 06:40 17/08/2014

(VietQ.vn) - Lựa chọn lãnh đạo mang tính quyết định đến sự thành công của tổ chức. Tổ chức phát triển hay lụi bại tất cả phụ thuộc vào đường lối của lãnh đạo đưa ra.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tạo động lực làm việc cho nhân viên là một vai trò quan trọng của người lãnh đạo. Có thể nói đây là vai trò chính, bởi vì một nhân viên thiếu động lực thúc đẩy sẽ luôn làm việc kém hiệu quả,năng suất lao động ở dưới khả năng của họ. Nếu như Lãnh đạo được yêu mến trong mắt nhân viên, được nhân viên tôn trọng và ủng hộ thì việc tạo động lực làm việc và truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên dễ dàng hơn rất nhiều. Và nhân viên lúc nào cũng mong muốn tổ chức của mình có một người lãnh đạo như vậy

Lãnh đạo là người có tầm nhìn xa và rộng

Hiểu cách nhân viên của bạn làm việc phù hợp với hiệu suất công việc, hình ảnh và thành công của công ty. Lập kế hoạch với những chiến lược dài hạn cho các phòng, ban và truyền đạt tới các nhà quản lý, nhân viên. Thiết lập các mục tiêu thực tế của cá nhân cũng như của nhóm, trao đổi mong muốn của chính mình về tầm nhìn mình đang hướng tới để toàn bộ nhân viên đều thấu hiểu chiến lược của lãnh đạo, đồng lòng xây dựng chiến lược cùng lãnh đạo. Người lãnh đạo luôn biết đưa ra những kế hoạch dài hơi và những kê hoạch ngắn hạn để nuôi kế hoạch dài hơi đó.

Lãnh đạo phải là người có tầm nhìn xa ( Ảnh minh họa )

Lãnh đạo phải là người có tầm nhìn xa ( Ảnh minh họa )

Là người có tham vọng

Biểu hiện của sự tham vọng là luôn tiến lên không ngừng nghỉ ( Ảnh minh họa)

Biểu hiện của sự tham vọng là luôn tiến lên không ngừng nghỉ ( Ảnh minh họa)

Người lãnh đạo luôn biết sử dụng tham vọng một cách khôn ngoan. Tham vọng đó giúp lãnh đạo có điểm tựa, liên tục cố gắng và chấp nhận cơ hội và thách thức. Nếu như một lãnh đạo không có tham vọng sẽ không thể đưa tổ chức phát triển một cách đột biến

Tự tin trong công việc và trong giao tiếp

Khả năng giao tiếp không thể thiếu đối với người làm lãnh đạo ( Ảnh minh họa)

Khả năng giao tiếp không thể thiếu đối với người làm lãnh đạo ( Ảnh minh họa)

Người lãnh đạo luôn biết vị trí của mình ở đâu, vận dụng những điểm mạnh của bản thân và cải thiện những điểm yếu . Họ không bao giờ né tránh các tính huống khó khăn và tham gia những khóa đào tạo bổ sung để hoàn thiện bản thân. Họ biết sử dụng nhân viên của mình một cách xuất sắc để hoàn thành công việc đúng thời hạn. Luôn giao đúng người, đúng việc, đúng khả năng.

Có tính quyết đoán

Lãnh đạo một tổ chức không phải lúc nào cũng đúng như kế hoạch đã đề ra. Có rất nhiều những tình huống bất ngờ và không mong đợi xảy ra có thể ảnh hưởng đến cá nhân hoặc toàn bộ tổ chức. Lúc này, quyết định của lãnh đạo cần chính xác, tự tin và có lợi cho tổ chức.

Biết lắng nghe và chấp nhận chỉ trích

Luôn biết lắng nghe cấp dưới để thấu hiểu họ, hiểu công việc của họ. Từ đó khuyến khích nhân viên làm việc và tạo lòng tin cho cấp dưới. Nếu như có quyết định sai sót trong công việc thì chấp nhận chỉ trích, không lảng tránh và tự kiểm điểm bản thân. Bởi người lãnh đạo là người làm gương cho cấp dưới nên nếu như lãnh đạo lảng tránh sai sót của chính mình thì nhân viên cấp dưới cũng có thể làm được như vậy.

Kỹ năng giao tiếp

Luôn biết lắng nghe

Luôn quan tâm để lắng nghe ý kiến của người khác. Tìm hiểu những vấn đề đang cản trở nhân viên của bạn làm việc hiệu quả và hăng hái. Lắng nghe cẩn thận để hiểu hơn về cuộc sống, vấn đề cân bằng cuộc sống/công việc và khuyến khích các giải pháp của nhân viên. 

Linh hoạt trong cách xử lý tình huống

Một nhà lãnh đạo giỏi không phải lúc nào cũng cần hoặc muốn mình phải đúng. Hãy cởi mở với những ý kiến khác, những ý tưởng và sáng tạo của người khác. Nếu nhân viên của bạn cảm thấy thoải mái đưa ra những ý kiến và được tham gia vào việc phát triển và áp dụng chúng, họ sẽ chủ động, tích cực tìm kiếm những cơ hội để đóng góp cho công ty.

Tôn trọng cấp dưới

Chỉ ra sự đồng cảm và kiên nhẫn. Luôn đối xử với đồng nghiệp và nhân viên lịch thiệp và tôn trọng, quan tâm tới từng cá nhân. Nếu như nhân viên cảm nhận được điều này từ lãnh đạo thì họ cũng sẽ hết mình vì mục tiêu chung như lãnh đạo. 

Tạo động lực làm việc cho nhân viên

Khuyến khích mọi người

Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm năng lượng cho nhân viên. Là một người cố vấn. Tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất cho mọi người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến và đánh giá.

Luôn biết khuyến khích nhân viên vì mục tiêu chung

Luôn biết khuyến khích nhân viên vì mục tiêu chung ( Ảnh minh họa)

Khen ngợi thành công

Nhanh chóng biểu dương. Chúc mừng và cảm ơn một nhân viên về những đóng góp vào công việc sẽ giúp bạn giữ được lòng trung thành của họ. Khi điều gì đó xảy ra, đừng bao giờ chỉ trích một nhân viên trước mọi người. Hãy làm nó kín đáo và có tính xây dựng, trừ phi bạn đang có ý định sa thải họ.

Biết bảo vệ nhân viên của mình

Là một nhà lãnh đạo không có nghĩa mọi người sẽ theo bạn. Bạn cần phải cho thấy rằng bạn đang đứng sau họ. Hiểu được nhu cầu của nhân viên. Cho dù đó là đào tạo nâng cao kỹ năng, công nghệ mới hay sự thay đổi nhiệm vụ, sẵn sàng cung cấp cho họ. Bạn sẽ có thể thành công, nhưng điều quan trọng là bạn hành động theo cách ủng hộ họ. 

Giúp đỡ

Chỉ ra rằng bạn hiểu thử thách của họ, thậm chí cả khi bạn không có kinh nghiệm về công việc của họ. Bạn sẽ có thể hiểu rõ mong muốn và làm những điều có ý nghĩa nếu bạn cập nhật và tiếp cận công việc và trách nhiệm của họ.

Là người sống có trách nhiệm

Chấp nhận trách nhiệm

Nếu bạn đưa ra những thông tin về một dự án không chính xác, dẫn đến lỗi của nhân viên, hãy xin lỗi và đưa ra hành động khắc phục. Lỗi của ai không còn quan trọng vào thời điểm này, mà là đối mặt một cách có trách nhiệm.

Giải quyết vấn đề

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn. Bạn cần quản lý xung đột và giúp đỡ mọi người chấp nhận sự thay đổi. Giao tiếp là chìa khóa của vấn đề này. Nếu bạn  có trách nhiệm với công việc, bổn phận và nhân viên của bạn, bạn sẽ tìm ra cách đổi mới để giải quyết lại vấn đề. 

Sống công bằng, chính trực

Làm đúng

Khi lãnh đạo phải đối mặt với một quyết định bất hợp pháp hoặc phi đạo đức, hãy từ chối. Đứng lên trên đôi chân của mình cho chính bản thân và cho quyền lợi của nhân viên và tổ chức.

Thành thật

Khi đã hứa điều gì, hãy tôn trọng lời nói đó. Nếu như không thể giữ lời hứa, đừng hứa gì cả. Khi có lỗi sai, thừa nhận và xin lỗi. Điều này sẽ tạo ấn tượng cho quản lý, khách hàng và đồng nghiệp.

Duy Trung


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang