Máy bay huyền thoại Tu-160M2 được ‘lột xác’ gấp đôi uy lực

author 19:35 14/02/2017

(VietQ.vn) - Tập đoàn chế tạo hàng không hợp nhất Liên bang Nga (UAC) bắt đầu lắp ráp oanh tạc cơ Tu-160M2 từ tháng 4/2017 có thể hoạt động hiệu quả hơn gấp 2 lần so với phiên bản cũ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Thông tin trên báo Đất Việt, ông Yuri Slyusan, Giám đốc Nhà máy chế tạo hàng không KAZ, thuộc Tập đoàn UAC tuyên bố: "Bắt đầu từ tháng 4 này, chúng tôi bắt đầu khôi phục dây chuyền hàng chùm hạt electron để lắp ráp khung thân máy bay Tu-160 phiên bản nâng cấp".

Phiên bản mới của dòng máy bay ném bom tầm xa này cần một quy trình lắp ráp hoàn toàn mới. Để đáp ứng yêu cầu này, trong thời gian tới, khoảng 40% trang bị máy móc của KAZ sẽ được nâng cấp. "Đây là điều cần thiết để tăng cường khả năng hoạt động của KAZ với yêu cầu chế tạo dòng máy bay tinh vi như Tu-160", ông Y. Slyusan nói.

 Oanh tạc cơ Tu-160M2 đã bắt đầu được nâng cấp. Ảnh: Đất Việt

 Oanh tạc cơ Tu-160M2 đã bắt đầu được nâng cấp. Ảnh: Đất Việt

Nói về sự khác biệt của phiên Tu-160M2, Phó giám đốc Công ty công nghệ radio-điện tử (RETC), ông Vladimir Mikheev cho biết: "Sẽ không có gì còn sót lại của phiên bản cũ Tu-160. Nhiều thiết bị hiện đại hơn đã được cài đặt trên phiên bản mới".

Theo vị cố vấn này, hệ thống kĩ thuật điện tử hàng không mới đang được thử nghiệm trên mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 5 Sukhoi PAK-FA T-50. Các kĩ sư sau đó sẽ tổng hợp lại những gì tốt nhất của T-50 và sử dụng nó để tạo ra một hệ thống có nhiều khả năng căn bản mới.

Theo các kĩ sư thực hiện chương trình này, việc nâng cấp các thiết bị hiện đại sẽ khiến cho Tu-160M2 có thể hoạt động hiệu quả hơn gấp 2 lần so với phiên bản cũ.

Ngoài sự khác biệt về tính hiệu quả so với phiên bản cũ, Tu-160M2 còn được trang bị hệ thống điện tử hiện đại mới với khả năng chống tên lửa hiệu quả. Không những vậy, Tu-160M2 còn trở nên vô hình trước các radar phòng không của đối phương.

Để làm được điều đó, các máy bay Tu-160 phiên bản mới sẽ được trang bị hệ thống tác chiến radio – điện tử hiện đại, có khả năng chống lại các hệ thống radar phòng không của đối phương một cách hiệu quả, nhà sản xuất Công nghệ Radio – Điện tử (KRET) Nga cho biết.

Được biết, KRET đang phát triển một hệ thống dẫn đường mới cho máy bay, một hệ thống định vị và xác định mục tiêu, cũng như một hệ thống điều khiển vũ khí và các thiết bị điện tử khác. Tổng cộng 800 doanh nghiệp và tổ chức đang tham gia vào kế hoạch hiện đại hoá các máy báy ném bom hạng nặng Tu-160.

KRET cho biết thêm, hiện công ty này cũng đang thiết kế các hệ thống điều khiển động cơ và kiểm soát nhiên liệu tiêu thụ cũng như một văn phòng bảo trì riêng nhằm hỗ trợ phi công trường hợp bất khả kháng. Trước khi công bố kế hoạch này, hôm 29/4/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu đã chỉ thị nối lại hoạt động chế tạo máy bay ném bom siêu âm chiến lược Tu-160.

Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Sergei Shoigu khi tới thăm Nhà máy Hàng không Kazan: "Ngày hôm nay cần có quyết định về nhiệm vụ không chỉ bảo dưỡng và hiện đại hóa phi đội máy bay tầm xa, mà cả việc nối lại chế tạo máy bay mang tên lửa Tu-160".

Tu-160 là "cỗ máy đặc biệt đi trước thời đại nhiều thập kỷ và cho tới nay vẫn chưa khai thác hết các khả năng của nó", Bộ trưởng Sergei Shoigu cho biết thêm.

Tướng Viktor Bondarev- Tư lệnh Không quân Nga cho biết: “Chiếc Tu-160M2 đầu tiên sẽ bay thử nghiệm lần đầu vào cuối năm 2018 và việc sản xuất để cung cấp cho Không quân Nga sẽ được tiến hành vào năm 2021”.

Oanh tạc cơ Tu-160M2 sẽ có uy lực gấp đôi phiên bản cũ. Ảnh: VOV

  Oanh tạc cơ Tu-160M2 sẽ có uy lực gấp đôi phiên bản cũ. Ảnh: VOV

Như vậy, kế hoạch mà ông Bondarev công bố là sớm hơn so với dự định ban đầu của Không quân Nga. Trước đó, Không quân Nga dự kiến cho bay thử chiếc Tu-160M2 lần đầu vào năm 2019 và việc sản xuất sẽ bắt đầu vào năm 2023.

Rất nhiều nhà phân tích đã kỳ vọng rằng, chiếc Tu-160M2 sẽ đóng vai trò “xương sống” trong phi đội máy bay ném bom chiến thuật của Nga trong tương lai và bày tỏ tin tưởng, Moscow sẽ có đủ ngân sách để cung cấp cho dự án đầy triển vọng này.

Dù vẫn giữ nguyên bộ khung cũ, các trang thiết bị trên chiếc Tu-160M2 đều là những trang thiết bị tối tân. Trong đó, đáng chú ý là hệ thống tên lửa hoàn toàn mới cùng phiên bản nâng cấp của động cơ cánh quạt phản lực Kuznetsov NK-32.

Theo VOV, Không quân Nga dự tính sẽ mua khoảng 50 chiếc Tu-160M2. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ họ có nâng cấp 16 chiếc Tu-160 phiên bản trước đó lên phiên bản mới nhất hay không.

Máy bay ném bom B-2 Spirit 'đắt xắt ra miếng' được tăng uy lực(VietQ.vn) - Máy bay ném bom B-2 Spirit là vũ khí quân sự tàng hình đắt nhất hành sẽ được nâng cấp để duy trì hoạt động đến năm 2050.

Việc nâng cấp này là hoàn toàn khả thi bởi không như Không quân Mỹ, Không quân Nga không sử dụng những chiếc máy bay ném bom chiến lược của mình vào việc đột nhập vào lưới lửa phòng không của địch để dội bom. Thay vì thế, với tốc độ tối đa Mach 2, Tu-160M2 được kỳ vọng sẽ nhanh chóng tiếp cận những vị trí thuận lợi để phóng các quả tên lửa hành trình tiêu diệt các mục tiêu của địch. Chính vì thế, việc Tu-160M2 có khả năng tàng hình như thế nào không quá được coi trọng. Trên thực thế, lợi thế của một chiếc máy bay ném bom thông thường là ở chỗ nó có thể mang các loại tên lửa và bom hạt nhân.

Dù vậy, Tu-160M2 không được sản xuất để “dẫm chân” lên một “huyền thoại” khác là oanh tạc cơ hạng nặng Tupolev Tu-95 Bear- chiến đấu cơ đã “kề vai sát cánh” với Thiên nga trắng Tu-160 trong suốt nhiều thập kỷ qua.

“Hai chiếc oanh tạc cơ này sẽ cùng tồn tại với nhau giống như cách B-52H và B-1B song hành với nhau”, ông Michael Kofman, một chuyên gia về quân đội Nga tại Tập đoàn CAN chia sẻ: “Chúng không thể thay thế cho nhau, chính vì thế tôi không đồng tình với những giả thiết cho rằng, Tu-160M2 có thể thay thế Tu-95 dù đã sắp được nâng cấp những tính năng hiện đại”.

Đối với Không quân Nga, số tên lửa mà một oanh tạc cơ có thể mang theo thậm chí còn quan trọng hơn chính chiếc oanh tạc cơ đó. Cả tên lửa hành trình có khả năng tàng hình Kh-101- đã được “thử lửa” trên chiến trường Syria- và phiên bản mang đầu đạn hạt nhân Kh-102 với tầm bắn lên đến gần 2.900km đều giúp oanh tạc cơ Tu-95 có thể tấn công các mục tiêu từ xa.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang