Máy bay Nga sức mạnh vô địch nhờ trang bị tên lửa ‘cái chết siêu thanh’

author 19:30 09/12/2017

(VietQ.vn) - Máy bay Mig-29K/KUB là vũ khí được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh đủ khả năng đối phó với mọi chiến hạm của đối phương.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga, máy bay tiêm kích hải quân Mig-29K/KUB đã được bổ sung dòng tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh nâng cấp Kh-31 với biệt danh “Cái chết siêu thanh”.

Liên quan tới sự kiện này, đại diện Hải quân Nga cho biết, các biến thể Mig-29KR/UKR được hoán đổi phù hợp để mang tên lửa Kh-31 đã hoàn thành các bài thử nghiệm vũ khí trong mùa Thu năm 2017. Tới thời điểm hiện tại, việc trang bị Kh-31 trên máy bay Mig-29K/UB đã sẵn sàng để thực hiện đại trà.

Máy bay Mig-29K/KUB là vũ khí được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh. Ảnh: QĐND

Máy bay Mig-29K/KUB là vũ khí được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh. Ảnh: QĐND

Để tích hợp tên lửa Kh-31 lên máy bay Mig-29K/UB, các nhà phát triển Nga đã phải giải quyết một loạt vấn đề kỹ thuật liên quan tới việc giới hạn trọng tải cất cánh khi máy bay Mig-29K/UB cất cánh đường băng ngắn trên tàu sân bay Nga, cũng như việc cấu hình lại hệ thống điều khiển vũ khí trên dòng máy bay hải quân này. Cuối cùng Kh-31 đã lắp đặt thành công lên máy bay Mig-29K/UB khi giảm trọng lượng đạn xuống còn 700kg và hệ thống móc treo vũ khí trên Mig-29K/UB cũng được thiết kế lại để giữ được đạn tên lửa có trọng lượng lớn.

Dù đạn tên lửa diệt hạm Kh-31/X-31 (tên NATO: AS-17 Krypton) không phải là dòng vũ khí mới, nhưng trong biến thể nâng cấp trang bị trên máy bay Mig-29K/UB, dòng tên lửa tấn công này đã mang sức mạnh mới. Gia tốc quá tải của tên lửa chịu được khi phóng lên tới 10G và tốc độ bay được nâng lên Mach 4 (gấp 4 lần tốc độ âm thanh).

Tên lửa Kh-31/X-31 có hai biến thể chính là bản P chuyên cho nhiệm vụ chống bức xạ, tiêu diệt các đài ra-đa trinh sát, dẫn bắn hay nói cách khác “làm mù” tổ hợp tên lửa phòng không của đối phương; biến bản A được dùng cho nhiệm vụ diệt hạm. Giới chuyên quân sự Nga tính toán, 4 máy bay Mig-29K/UB với 8 đạn tên lửa Kh-31A có đủ khả năng hạ gục tàu sân bay của đối phương ở khoảng cách 160km.

Đánh giá về việc tích hợp tên lửa Kh-31 được tích hợp lên máy bay Mig-29K/UB, Tổng công trình sư chương trình phát triển tên lửa X-31, Alexei Leonkov cho biết: “Quá trình phát triển đạn tên lửa X-31 đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây với việc tăng tầm bắn và khả năng dẫn đường của tên lửa. Biến thể mới nhất X-31AD sẽ giúp nâng cao khả năng tác chiến của máy bay tiêm kích Mig-29K/UB lên nhiều lần”.

Ngoài trang bị trên máy bay Mig-29K/UB, tên lửa X-31AD hoàn toàn phù hợp trang bị trên nhiều dòng máy bay quân sự Sukhoi và Mikhil của Nga.

Hé lộ vũ khí lấp sau lưng 'thần chết' của Mỹ có thể qua mặt đối thủ(VietQ.vn) - Vũ khí uy lực nói trên chính là những chiếc máy bay không người lái được giấu trong những quả bom giả. Đây là thứ vũ khí hứa hẹn sẽ giúp Mỹ có thể đánh lừa đối phương một cách ngoạn mục.

Được biết, máy bay MiG-29K (NATO định danh: Fulcrum-D) là tiêm kích đa năng dành cho tàu sân bay do phòng thiết kế Mikoyan phát triển vào cuối thập niên 1970. Nó được xây dựng trên nền tảng tiêm kích đa nhiệm MiG-29M. Mikoyan gọi phiên bản MiG-29K là máy bay thế hệ 4++, tương đương với Su-35S của Sukhoi.

Phiên bản MiG-29K hoàn thiện được trang bị radar Zhuk-ME, có thể phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và đất liền từ khoảng cách 120 km. Máy bay sử dụng tay lái tích hợp điều khiển (HOTAS), cho phép phi công vận hành các hệ thống trên máy bay mà không cần nhấc tay khỏi cần lái. Thông tin điều khiển được hiển thị trên các màn hình đa chức năng (MFD), thay vì đồng hồ cơ khí như MiG-29 nguyên bản.

MiG-29K được tích hợp kênh điều khiển tên lửa không đối không RVV-AE, cùng nhiều loại tên lửa chống hạm và diệt radar. Máy bay có thể sử dụng hàng loạt vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao như Kh-29 hay KAB-500.

Máy bay được ứng dụng nhiều công nghệ làm giảm khả năng phát hiện của đối phương. Việc sử dụng sơn hấp thụ radar khiến tiết diện phản xạ radar của MiG-29K thấp hơn 4-5 lần so với phiên bản MiG-29 gốc. Động cơ RD-33MK cũng được cải tiến, giúp hạn chế độ bộc lộ hồng ngoại của máy bay. Kết hợp với thiết bị tác chiến điện tử và vũ khí tầm xa, khả năng sống sót trong chiến đấu của MiG-29K là rất cao.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang