Máy bay Su-27: Huyền thoại tấn công một thời ngậm ngùi chịu ‘đắp chiếu’

author 10:52 10/06/2016

(VietQ.vn) - Máy bay Su-27 là dòng tiêm kích phản lực nổi tiếng của Nga, được đánh giá là một trong những chiến đấu cơ không chiến tầm gần tốt nhất thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo những tin tức mới nhất báo Lao Động trích từ nguồn TASS, ngày 9/6, một máy bay Su-27 của Nga đã bị rơi ở khu vực cách thủ đô Moscow khoảng 30km làm viên phi công tử nạn. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, toàn bộ các chuyến bay của chiến đấu cơ Sukhoi-27 bị đình chỉ hoạt động cho đến khi nguyên nhân vụ rơi tiêm kích loại này gần Moscow được điều tra cụ thể.

Máy bay Su-27 của Nga từng là loại vũ khí quân sự làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường

Máy bay Su-27 của Nga từng là loại vũ khí quân sự làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường. Ảnh Jane's Defence Weekly

Sukhoi Su-27 (Су-27 trong bảng chữ cái Cyrillic) là một máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt, tiêm kích Su-27 là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ như F-14 Tomcat sản xuất năm 1970, F-15 Eagle sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet.

Được phương Tây mệnh danh là "Flanker" - kẻ tấn công sườn, chiến đấu cơ Su-27 được ra đời nhằm chiếm ưu thế trên không và đối trọng với F-15 Eagle của không quân Mỹ. Những yêu cầu thiết kế đối với Su-27 được dựa trên cơ sở là khả năng chiến đấu của F-15 Eagle nhưng được gia tăng thêm 10%. Trên thực tế, Su-27 vượt trội so với yêu cầu của các nhà sản xuất và trở thành vũ khí làm mưa làm gió trên nhiều chiến trường.

Máy bay Su-27 có chiều dài 21,9m; sải cánh 14,7 m; chiều cao 5,93m; diện tích cánh 62m2; trọng lượng rỗng là 16.380kg, trọng lượng cất cánh khoảng 23.000kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 33.000kg. Sở hữu động cơ 2× Saturn/Lyulka AL-31F, 122.8 kN (27.600 lbf) mỗi chiếc, máy bay tiêm kích Su-27 đạt vận tốc cực đại 2.500 km/h; tầm bay chiến đấu trên biển 1.340km, trên đất liền 3.530km, trần bay 18.500m; vận tốc bay lên 325m/s, áp lực lên cánh 371 kg/m² với lực đẩy/trọng lượng là 1,07, theo thông số tham khảo từ nguồn Wikipedia.

Về vũ khí, máy bay chiến đấu Su-27 có thể mang được 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo ngoài và được trang bị 1 pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn; 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27, 4 tên lửa không đối không tầm nhiệt tầm gần R-73. Báo VOV bình luận, với tầm hoạt động rộng, trang bị vũ khí hạng nặng nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt, Su-27 là máy bay tiêm kích đánh chặn, nhưng cũng có thể làm nhiệm vụ như một máy bay cường kích.

Sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã biến chiến đấu cơ Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tầm gần tốt nhất thế giới

Sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã biến chiến đấu cơ Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tầm gần tốt nhất thế giới. Ảnh Jetphotos

Theo đó, tiêm kích Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 bên phải thân máy bay, và có tới 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R-27, sau này là các kiểu tên lửa được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị ngắm bắn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73.

Trong một triển lãm hàng không, tiêm kích Su-27 đã khiến giới quân sự thế giới sửng sốt khi trình diễn động tác bay có tên gọi Cobra - rắn hổ mang (rắn hổ mang Pugachev) hay bay với vận tốc thấp - nói tóm tắt là máy bay bay duy trì với vận tốc thấp ở góc 120 độ. Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích lớn bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9.400kg (20.700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5.270kg (11.620 lb) nhiên liệu.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, máy bay Su-27 được phát triển với nhiều biến thể khác nhau nhằm phục vụ các mục đích sử dụng và xuất khẩu. Cho đến nay đã có khoảng 680 chiếc máy bay Su-27 được biên chế trong quân đội Nga. Đáng nói, con số này chỉ bao gồm chiến đấu cơ Su-27 mà không bao gồm những mẫu phát triển sau này. Khả năng nhào lộn tuyệt vời của Su-27 được biết đến ở nhiều triển lãm vũ khí quân sự thế giới, trong khi những hợp đồng mua bán tiêm kích Su-27 cũng liên tiếp được ký kết.

Hiện có tất cả 16 nước trên thế giới sử dụng loại máy bay tiêm kích Su-27 này, trong đó có cả Việt Nam. Góp mặt trong không quân Việt Nam từ gần 2 thập kỉ trước, những chiến đấu cơ Su-27 đang ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ bầu trời, chủ quyền đất liền và biển đảo của đất nước.

Cho đến khi Nga dừng sản xuất, dòng máy bay tiêm kích Su-27 đã có tới gần 30 phiên bản

Cho đến khi Nga dừng sản xuất, dòng máy bay tiêm kích Su-27 đã có tới gần 30 phiên bản. Ảnh Defencyclopedia

Những biến thể Su-27 mà Việt Nam đang sở hữu đều có sức mạnh tác chiến không thua kém so với phiên bản nội địa trang bị cho Không quân Nga. Hiện Không quân Việt Nam được trang bị 3 biến thể của máy bay chiến đấu Su-27; bao gồm tiêm kích Su-27SK, biến thể huấn luyện Su-27UBK và Su-27PU, sau này được đổi tên thành Su-30, Zing News đưa tin.

Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, máy bay Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu. Vì lý do này, tính tới thời điểm hiện tại, máy bay chiến đấu Su-27 và các biến thể của nó vẫn là loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới với sự góp mặt trong không quân hàng chục quốc gia. Hiện vẫn còn 11 quốc gia sử dụng chiến đấu cơ tinh nhuệ, có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ không kích, tiêm kích, cường kích này.

Rủ nhau gặt thuê kiếm tiền phụ gia đình, ai ngờ chết đuối nơi đất khách(VietQ.vn) - Từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh gặt lúa thuê, sau đó 2 người đàn ông bơi qua sông để về nhà rồi không may cùng bị tai nạn chết đuối.

Tuyết Trinh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang