Phản hồi về 'scandal' thịt hết hạn tại McDonald và KFC Trung Quốc

author 17:16 16/03/2016

(VietQ.vn) - Tập đoàn OSI quyết lật lại vụ bê bối năm 2014 về cáo buộc bán thịt thối và sản phẩm hết hạn năm tại KFC và McDonald Trung Quốc.

Tập đoàn OSI (Mỹ) -Tập đoàn đứng đầu Thế giới về sản xuất thực phẩm có trụ sở tại Aurora, Bang Illinois (Mỹ) quyết định xem xét lại phán quyết của toàn án Thượng Hải – Trung Quốc đối với 2 công ty con với mức phạt là 1,2 triệu nhân dân tệ (gần 4 tỷ VNĐ) và 6 nhân viên ngồi tù sau vụ việc bán gà, bò hết hạn sử dụng cho các nhà hàng trên đại lục và Hồng Kông – Trung Quốc.

Thịt chuẩn bị cho nhà hàng ăn nhanh ở Trung Quốc trước vụ bê bối. Ảnh file: Tân Hoa Xã

Thịt chuẩn bị cho nhà hàng ăn nhanh ở Trung Quốc trước vụ bê bối. Ảnh: Tân Hoa Xã

Một cơ sở cung cấp thịt của Mỹ đang kịch liệt phản đối phán quyết của tòa án Trung Quốc về việc công ty con của họ đã bán gà và thịt bò hết hạn để chế biến tại McDonald, KFC và tại các nhà hàng thức ăn nhanh khác trên đại lục và Hồng Kông.

Theo OSI Group (Mỹ) cho hay: hiện họ đang cân nhắc về việc gửi đơn kháng cáo lại những "phán quyết không công bằng" mà họ đã phải chịu tại 2 cơ sở sản xuất, hơn 10 nhân viên bị kết án trong đó có 6 nhân viên phải vào tù và 4 nhân viên khác chịu án tù treo do phán quyết của một tòa án Thượng Hải (Trung Quốc).

Vụ bê bối bị phơi bày vào năm 2014 do đài truyền hình Dragon Thượng Hải (Trung Quốc), đài đã đưa tin rằng công ty con của tập đoàn sản xuất thực phẩm OSI (Mỹ) đã đóng gói và bán thịt hết hạn sử dụng. Tòa án cho biết: nhân viên của tập đoàn OSI (Mỹ) đã đánh dấu ngày hết hạn giả lên sản phẩm đã hết hạn để “ tăng thêm thu nhâp”.

Nhà hàng thức ăn nhanh khác ở Trung Quốc. Ảnh file: Tân Hoa Xã

Nhà hàng thức ăn nhanh khác ở Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Vụ việc này cũng làm gián đoạn hoạt động tại các chuỗi thức ăn nhanh khác như Burger King và Starbucks trong một thời gian dài. Đồng thời nó cũng được bổ sung thêm vào danh sách các vụ bê bối về thực phẩm không an toàn tại Trung Quốc trong thập kỷ qua, gồm hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng như sữa bột trẻ em, các loại thuốc …gây ra cái chết thương tâm của nhiều trẻ sơ sinh và những người khác.

Tòa án Nhân dân Quận Shanghai Jiading đã ra phán quyết rằng 2 nhà máy chế biến Thực phẩm Husi tại Thượng Hải và Hà Bắc (Trung Quốc) bị phạt 1,2 triệu nhân dân tệ (gần 4tỷ VNĐ vào khoảng US $ 182,000). Tổng giám đốc OSI - Yang Liqun tại Trung Quốc đã bị kết án ba năm tù giam và 100.000 nhân dân tệ (khoảng 333 triệu VNĐ) tiền phạt về vụ việc bao bì hết hạn sử dụng và thịt kém chất lượng. Ông Yang – một công dân Australia, ngay sau đó cũng nhận được lệnh trục xuất khỏi Trung Quốc.Hiện vẫn chưa rõ liệu ông sẽ thi hành thời gian ở trong tù tại Trung Quốc hay bị trục xuất ngay lập tức.

Tòa án cũng ra quyết định bỏ tù thêm năm người với những mức án từ 19 tháng đến hai năm tám tháng và bị phạt từ 30.000 nhân dân tệ (gần 100 triệu VNĐ) đến 80.000 nhân dân tệ (khoảng 264 triệu VNĐ) . Và bốn nhân viên khác với mức án tù treo.

Nhưng thật bất ngờ với tin tập đoàn OSI tuyên bố gần đây: “Sau một cuộc điều tra thực tế, tất cả các cơ quan liên quan đã công nhận rằng chưa từng có bất cứ một trường hợp mất vệ sinh an toàn thực phẩm nào xảy ra. Bản án được đưa ra năm 2014 không hề phù hợp với các sự kiện và bằng chứng đã được trình bày trong các thủ tục tố tụng của toàn án Trung Quốc”.

Công ty này nói thêm rằng: “Chúng tôi buộc phải xem xét lại và đâm đơn kháng cáo thông qua tất cả các kênh pháp lý”. Đây quả là một bài toán khó đồi với  Dragon TV – kênh truyền hình Trung Quốc.

Minh Thảo 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang