Mô hình cải tiến năng suất tổng thể - giải pháp thiết thực và hiệu quả cho doanh nghiệp

author 07:15 14/06/2020

(VietQ.vn) - Ngày 12/6, Hội thảo "Cải tiến năng suất tổng thể trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp - Kinh nghiệm và những điển hình thành công" do Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) đã được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm về mô hình hình cải tiến năng suất tại doanh nghiệp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Phát biểu Khai mạc hội thảo, bà Kiều Nguyễn Việt Hà, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động cải tiến tại doanh nghiệp đi vào những vấn đề rất cụ thể mà doanh nghiệp đang gặp phải trong vấn đề năng suất chất lượng. Tuy vậy, một chiến lược tổng thể sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến tổng thể dựa trên triển khai các giải pháp cụ thể và cách tiếp cận với công nghiệp 4.0.

 Bà Kiều Nguyễn Việt Hà - Đại diện Bộ Công Thương phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Theo đó, nhằm thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất của ngành công nghiệp, nhiệm vụ về Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình tổng thể cho hoạt động cải tiến năng suất và quản lý chất lượng thuộc Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” của Bộ Công Thương triển khai 2018-2020 đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hoạch định, thực hiện các hoạt động cải tiến năng suất một cách có hệ thống để đạt được năng suất và khả năng cạnh tranh cao.

“Hiện nay với xu hướng phát triển nhanh chóng của công nghệ mới- cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trước bối cảnh đó Bộ Công Thương đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động cải tiến, quản trị thông qua ứng dụng công nghệ thông tin vào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Bộ Công Thương cũng đã tổ chức kiểm tra kết quả triển khai thí điểm mô hình TPM tại 9 doanh nghiệp cho thấy về mặt năng suất, chất lượng, quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp này đều đạt được mục tiêu đề ra cũng như kỳ vọng của doanh nghiệp. Hiện TPM đã trở thành một dịch vụ mà VNPI có thể cung cấp và mang lại lợi ích và hiệu quả cao cho các doanh nghiệp muốn cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa”, bà Kiều Nguyễn Việt Hà cho biết.

Toàn cảnh hội thảo. 

Báo cáo tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Lê Hoa - Trưởng phòng Nghiên cứu năng suất (VNPI) cho biết – thông qua 4 trụ cột của mô hình TPM, 9 doanh nghiệp đều đã nhận diện được 8 lãng phí trong sản xuất, TPM cũng giúp các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt năng suất của các doanh nghiệp đều tăng từ 20-23% trở lên nhờ đồng bộ đổi mới công nghệ và hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp, cải thiện sự hài lòng của khách hàng, cá biệt như Công ty TOMECO An Khang áp dụng TPM đã giúp doanh nghiệp này tăng hơn 100% giá trị xuất khẩu.

Thông qua hội thảo, những doanh nghiệp ngành công nghiệp đã có cái nhìn rõ ràng hơn về Mô hình cải tiến năng suất tổng thể (TPI), sự cần thiết và lợi ích TPI mang lại cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xây dựng được chiến lược để thay đổi và tận dụng tốt cơ hội trong bối cảnh CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ lên nền sản xuất và doanh nghiệp.

Mô hình Cải tiến năng suất tổng thể - Total Productivity Improvement (TPI), do Viện Năng suất Việt Nam xây dựng nhằm hướng dẫn doanh nghiệp hoạch định và thực hiện các hoạt động cải tiến năng suất một cách hệ thống. Theo đó, ý tưởng của mô hình này là tác động đồng thời các khía cạnh khác nhau trong một tổ chức, gồm: Phát triển tổ chức định hướng khách hàng; Cải tiến, đổi mới công nghệ; Tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả; Giảm lãng phí trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ và Nâng cao kiến thức, kỹ năng nhân sự cải tiến năng suất. Nếu áp dụng từng công cụ cải tiến như 5S, Kaizen, Lean Six Sigma thì sẽ giải quyết được từng vấn đề vì mỗi công cụ sẽ có những lợi ích riêng mang lại cho doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp có nhiều mối quan tâm khác nữa như khách hàng, người lao động...Do vậy, mô hình cải tiến năng suất tổng thể là một giải pháp thiết thực và hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa - Trưởng phòng Nghiên cứu năng suất (VNPI)

Mô hình hiệu quả từ cải tiến năng suất tổng thểVới sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương và Viện năng suất Việt Nam (VNPI), sau một năm triển khai cải tiến năng suất tổng thể, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Nhựa kỹ thuật Vinastar đã đưa năng suất thiết bị tổng thể tăng 16%, tỷ lệ chất lượng hàng trung bình tăng 1%, gia tăng thêm 12 khách hàng mới, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên giảm từ 20% xuống còn 5%.

Hà Thanh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang