Mỹ phẩm chứa hợp chất Petrolatum có thể gây dị ứng, ung thư nếu sử dụng lâu dài
Mỹ phẩm chứa hóa chất Fragrance tác hại khủng khiếp
Mỹ phẩm chứa dầu khoáng Mineral-Oil tiềm ẩn nguy cơ gì?
Mỹ phẩm có tem xuất xứ nước ngoài, ruột được pha chế thủ công
Petrolatum còn được gọi là petroleum jelly. Đây là một hỗn hợp bán rắn không màu hoặc có màu vàng nhạt của hydrocarbon. Trong hóa học hữu cơ, hydrocarbon là một hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hydro và carbon. Petrolatum thường chứa 25 carbon trở lên.
Năm 1859, Petrolatum được phát hiện trong nguyên liệu thô của xăng dầu ở Titusville, Pennsylvania. Nó là sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu. Chính nhà hóa học Robert Chesebrough đã xác định rằng sáp que màu đen chưa tinh chế có thể được xử lý thông qua chưng cất chân không để tạo ra một loại thuốc mỡ màu sáng. Sau khi phát hiện ra những công dụng tiềm năng của loại thuốc mỡ này, Chesebrough nhận thấy rằng nó có thể làm tăng tốc độ hồi phục vết thương trên da. Năm 1870, ông mở nhà máy đầu tiên tại Brooklyn với cái tên Vaseline.
Sau khi Petrolatum trở thành dược phẩm chính trong tủ thuốc thì con người đã bắt đầu sử dụng nó để điều trị vô số bệnh. Bao gồm nấm móng chân, chảy máu cam, hăm tã và làm ấm ngực. Ngày nay, nó vẫn được sử dụng cho mục đích y tế và mỹ phẩm.
Mỹ phẩm chứa chất Petrolatum tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu ở lượng quá mức cho phép. Ảnh minh họa
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Petrolatum có chức năng như một chất giữ ẩm. Nó cũng được coi là một chất bảo vệ da không cần kê đơn. Petrolatum được ứng dụng nhiều trong các dòng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Trong đó có thể kể đến như: sữa tắm, sản phẩm làm sạch, sản phẩm chăm sóc da, gội đầu, trang điểm, gel tạo sóng tóc, dầu xả, kem cạo râu và cả trong kem chống nắng.
Petrolatum là một chất giữ ẩm vì nó làm giảm sự mất nước qua da. Bên cạnh đó, nhờ có điểm nóng chảy gần với nhiệt độ cơ thể nên nó rất mềm khi bôi và tạo thành màng chống thấm xung quanh khu vực sử dụng. Lớp màng này ngăn chặn sự thoát hơi nước của da và tăng cường hydrat hóa cho da bằng cách giữ nước trong lớp sừng (lớp ngoài cùng của da).
Hơn nữa, Petrolatum đã được chứng minh là thâm nhập sâu vào vùng da bị tổn thương và tăng cường phục hồi chức năng rào cản da. Duy trì một hàng rào mạnh mẽ, nguyên vẹn là rất quan trọng để giữ cho những thứ có hại như dị ứng, vi khuẩn và các chất kích thích không xâm nhập vào cơ thể qua da. Chất này cũng được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc do có khả năng làm tóc chắc khỏe, mềm mại và lộng lẫy. Bên cạnh đó cũng cải thiện kết cấu của tóc đã bị hư hại bởi các phương pháp hóa học hoặc cả theo quy luật tự nhiên.
Một chức năng khác của Petrolatum là làm chất bảo vệ da. Nó giúp bảo vệ da sau khi bị thương bằng cách tái tạo các đặc tính của lớp sừng. Khi một vết thương đang lành, lớp sừng mới sẽ kém phát triển. Điều đó khiến cho da bị mất nước ở mức cao bất thường. Nếu da mất quá nhiều nước thì vết thương cũng có thể bị mất nước. Tình trạng mất nước báo hiệu đến các tế bào khác nhau trong lớp biểu bì để tổng hợp và giải phóng collagen. Thật không may, khi cơ thể sản xuất quá nhiều collagen có thể dẫn đến sẹo. Bôi Petrolatum vào vết thương ngoài da giúp lớp sừng mới được hình thành với khả năng giữ nước được cải thiện. Khi da được ngậm nước đúng cách, nguy cơ hình thành sẹo sẽ giảm. Đây là lý do tại sao Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên giữ ẩm cho da bằng cách bôi Petrolatum để giảm sẹo.
Dù khá nhiều tác dụng tốt tuy nhiên khi được tinh chế đúng cách, Petrolatum không hây hại cho sức khỏe nhưng thực tế nó thường không được tinh chế hoàn toàn ở Mỹ, điều đó có nghĩa là nó có thể bị nhiễm các hóa chất độc hại gọi là các hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Chương trình Chất độc quốc gia (NTP) khuyến cáo rằng các hydrocarbon thơm đa vòng là một nhóm có chứa các chất gây ung thư.
Tương tự, mặc dù Hiệp hội sức khỏe Canada, đơn vị này đã xem xét và công nhận Petrolatum hoàn toàn không gây hại. Và hiệp hội Cosmetic, Toiletry and Fragrance Association (CCFTA)- tổ chức thương mại hàng đầu chuyên tư vấn cho chính về các thành phần nguyên liệu đã khẳng định tính an toàn của hợp chất này. Tuy nhiên EWG (EWG – viết tắt của Environmental Working Group, là một tổ chức phi chính phủ vì môi trường, với mục tiêu cải thiện sức khỏe cộng đồng thông qua nghiên cứu chuyên sâu và giáo dục, định hướng người tiêu dùng với những lựa chọn khôn ngoan, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thành lập từ năm 1992 ở Hoa Kỳ, EWG đã và đang có nhiều đóng góp cho 3 lĩnh vực chính trị chủ chốt: hóa chất & sức khỏe con người; đầu tư nuôi trồng nông nghiệp; đất đai và tài nguyên thiên nhiên) lại cân nhắc thêm rằng Petrolatum xếp vào hạng các chất nguy hiểm vì thế nên những sản phẩm có chứa thành phần này cần được nghiên cứu thêm về mức độ an toàn.
Nguyên nhân mà EWG đã nhận định như vậy bởi Hiệp hội này cho biết cả chính phủ và CCTFA đều khẳng định có tồn tại nguy cơ nhiễm bẩn từ hydrocarbons (PAHs) và cả các chất gây ung thư được tìm thấy trong Petrolatum và các thành phần phụ của nó. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có chứng minh nào cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa Petrolatum và bệnh ung thư.
Liên minh châu Âu đã liệt Petrolatum vào danh sách những chất gây nguy hiểm và chỉ có thành phần dầu thô cao cấp mới được phép sử dụng trong thành phần mỹ phẩm. Petrolatum là một dạng dầu thô nên được xếp vào dạng tài nguyên không thể phục hồi. Tất nhiên hàm lượng chất này có trong một lọ kem hoặc một sản phẩm mỹ phẩm không nhiều như dùng trong máy móc, xe cộ. Tuy nhiên bộ Health của Canada vẫn đang xem xét về tác động của Petrolatum đến môi trường.
Những lo lắng về môi trường đối với trái đất cũng như tính khan hiếm của Petrolatum cũng là một trong những lý do khiến các công ty doanh nghiệp khác đang thay thế bằng tinh dầu dừa hoặc dầu hướng dương. Tuy nhiên các loại dầu này cũng cũng liên quan nhiều đến môi trường vì chúng đều ảnh hưởng nhiều cho nông nghiệp, tạo nguy cơ thay thế dần cây lương thực.
An Dương (T/h)