Nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm với tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Gần 12% gia vị tại Ấn Độ không đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn
Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Tiêu chuẩn GHG Protocol về đo lường và báo cáo phát thải khí nhà kính
Đề xuất tiêu chuẩn quốc tế cho đồng hồ đo điện thông minh
ISO 9001:2015 phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này, tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động của các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng để đạt được các mục tiêu mong muốn.
Mới đây, Ban chỉ đạo Hệ thống quản lý chất lượng, Trung tâm Quản lý luồng không lưu đã tiến hành định kỳ xem xét của lãnh đạo năm 2024 đối với Hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì vai trò lãnh đạo, thường xuyên cải tiến và nâng cao hiệu lực hệ thống, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.
Trung tâm Quản lý luồng không lưu thực hiện định kỳ xem xét của lãnh đạo về Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Ảnh: vatm.vn
Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Luồng Không lưu Nguyễn Văn Hiệu chia sẻ, mục tiêu chính của Hệ thống Quản lý Chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 là tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả. Hệ thống này áp dụng các quy trình và quy định để kiểm soát, đảm bảo và cải thiện chất lượng. Vai trò quan trọng của nó là đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu chất lượng đã được thiết lập, thực hiện một cách nhất quán, đáng tin cậy và đúng thời hạn.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Hệ thống quản lý chất lượng, từ tháng 6/2023 đến tháng 7/2024, các công tác được thực hiện bao gồm xem xét tình trạng khắc phục từ lần xem xét trước, các thay đổi liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, sự đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm, kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng, và đề xuất các giải pháp cải tiến.
Việc áp dụng và chứng nhận theo ISO 9001:2015 không chỉ đảm bảo doanh nghiệp có một hệ thống quản lý chất lượng tốt mà còn giúp vượt qua các rào cản kỹ thuật và dễ dàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hoặc xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Tiêu chuẩn này mang lại nhiều lợi ích như tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý chất lượng, cải thiện hiệu quả tài chính thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và giảm sai lỗi lãng phí.
Một ví dụ khác điển hình về hiệu quả của việc áp dụng ISO 9001:2015 là Công ty Thương mại Sản xuất và Dịch vụ Tân An Phú. Công ty đã thành công trong việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 9001, cập nhật hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực gia công cơ khí chính xác. Kết quả đạt được bao gồm việc kiểm soát 100% sản phẩm về mặt chất lượng, giảm tỷ lệ phế phẩm công đoạn xuống 60%, và giảm khiếu nại của khách hàng từ 12% xuống còn 2%.
Tại Việt Nam, hàng nghìn doanh nghiệp đã và đang áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn ISO 9001, bao gồm cả các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những công ty như Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất, Công ty Cổ phần nước giải khát FLC, và Công ty TNHH KAIYO Việt Nam đều đã đạt được chứng nhận này, chứng tỏ tính phổ biến và hiệu quả của tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để áp dụng ISO 9001:2015 thành công, các doanh nghiệp cần chú trọng đến vai trò của lãnh đạo, xây dựng hệ thống tài liệu đúng từ ban đầu và duy trì sự sẵn sàng thay đổi của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tiêu chuẩn này yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ 7 nguyên tắc quản lý chất lượng: Hướng vào khách hàng, sự tham gia của lãnh đạo, sự tham gia của tất cả mọi người, tiếp cận theo quá trình, cải tiến liên tục, đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng và quản lý các mối quan hệ.
Có thể thấy, ISO 9001:2015 không chỉ là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện quy trình làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Việc áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn này sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu bền vững và thành công trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Duy Trinh (t/h)