Nâng cao khả năng áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông
Ngành dệt may cần truy xuất nguồn gốc đến từng nguyên phụ liệu để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng
TXNG là công cụ quan trọng giúp theo dõi, ghi chép chi tiết các giai đoạn sản xuất, xử lý và vận chuyển sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát sản phẩm mà còn nhanh chóng xác định nguyên nhân gốc rễ khi có vấn đề, từ đó kịp thời xử lý và ngăn chặn sự cố tái diễn.
Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia tổ chức hội nghị tập huấn về TXNG sản phẩm, hàng hóa năm 2024. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu từ các sở, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham dự.
Báo cáo viên của Ủy ban Tiêu chuẩn Đ lường Chất lượng Quốc gia tại buổi tập huấn. (Ảnh: baothanhhoa.vn)
Tại hội nghị, các đại biểu đã được báo cáo viên của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia hướng dẫn áp dụng Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý TXNG. Đồng thời được hướng dẫn về các nội dung: Sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, định dạng các mã dùng trong truy vết; xây dựng hệ thống TXNG sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn Quốc gia; hướng dẫn về dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo TCVN 13993:2024…
Lớp tập huấn là cơ sở quan trọng để mỗi đơn vị, doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống TXNG sản phẩm, hàng hóa thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh; đảm bảo minh bạch thông tin TXNG của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Từ đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giúp các tổ chức, đơn vị kinh doanh minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nhằm ngăn chặn hành vi gian lận thương mại, góp phần thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo ông Đỗ Đình Tấn - phụ trách Phòng Nghiệp vụ và Vận hành, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương), việc triển khai Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trên nền tảng thương mại điện tử đã giúp người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về nguồn gốc sản phẩm và doanh nghiệp, từ đó giải quyết vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Hệ thống này không chỉ hỗ trợ xác thực hàng chính hãng mà còn chống giả mạo, bảo vệ sản phẩm toàn diện và cảnh báo hàng giả tức thời.
Minh Nghĩa - Duy Trinh